Bài 1
Viết vào chỗ chấm cho thích hợp:
a)
b) 1m2 = ……. dm2 = ……. cm2 = ……. mm2 ;
2ha = ……. m2;
3km2 = ……. ha = ……. m2
Phương pháp giải:
Xem lại bảng đơn vị đo diện tích đã học.
Lời giải chi tiết:
a)
b) 1m2 = 100dm2 = 10 000cm2 = 1 000 000mm2;
2ha = 2hm2 = 20 000m2;
3km2 = 300ha = 3 000 000m2.
Bài 2
Viết vào chỗ chấm cho thích hợp:
a)
Tên | Kí hiệu | Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau |
Mét khối | m3 | 1m3 = … dm3 = … cm3 |
Đề-xi-mét khối | dm3 | 1dm3 = … cm3; 1dm3 = 0, … m3 |
Xăng-ti-mét khối | cm3 | 1cm3 = 0, … dm3 |
b) 1m3 = ……. dm3 = ……. cm3;
2dm3 = ……. cm3;
3dm3 = ……. m3;
4cm3 = ……. dm3.
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết về các đơn vị đo thể tích đã học.
Lời giải chi tiết:
a)
Tên | Kí hiệu | Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau |
Mét khối | m3 | 1m3 = 1000dm3 = 1 000 000cm3 |
Đề-xi-mét khối | dm3 | 1dm3 = 1000cm3; 1dm3 = 0,001m3 |
Xăng-ti-mét khối | cm3 | 1cm3 = 0,001dm3 |
b) 1m3 = 1000dm3 = 1 000 000cm3;
2dm3 = 2000cm3;
3dm3 = 0,003m3;
4cm3 = 0,004dm3.
Bài 3
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Trong các đơn vị đo diện tích:
- Đơn vị lớn gấp ……. lần đơn vị bé tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng ……. đơn vị lớn tiếp liền.
b) Trong các đơn vị đo thể tích:
- Đơn vị lớn gấp ……. lần đơn vị bé tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng ……. đơn vị lớn tiếp liền.
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết về các đơn vị đo diện tích và thể tích.
Lời giải chi tiết:
a) Trong các đơn vị đo diện tích:
- Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng \(\dfrac{1}{{100}}\) đơn vị lớn tiếp liền.
b) Trong các đơn vị đo thể tích:
- Đơn vị lớn gấp 1000 lần đơn vị bé tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng \(\dfrac{1}{{1000}}\) đơn vị lớn tiếp liền.
Bài 4
Điền dấu (>,<,=) thích hợp vào chỗ chấm:
2m2 6dm2 ……. 2,06m2
4m2 7dm2 ……. 4,7m2
3m3 5dm3 ……. 3,005m3
5,8dm3 ……. 5dm3 8cm3
Phương pháp giải:
Đổi các số đo về cùng một đơn vị đo rồi so sánh kết quả với nhau.
Lời giải chi tiết:
+) Ta có:
2m2 6dm2 = \(2\dfrac{6}{{100}}{m^2} = 2,06{m^2}\)
Vậy: 2m2 6dm2 = 2,06m2
+) Ta có:
4m2 7dm2 = \(4\dfrac{7}{{100}}{m^2} = 4,07{m^2}\)
Mà: \(4,07{m^2} < 4,7{m^2}\)
Vậy: 4m2 7dm2 < 4,7m2
+) Ta có:
3m3 5dm3 = \(3\dfrac{5}{{1000}}{m^3} = 3,005{m^3}\)
Mà: \(3,005{m^3} = 3,005{m^3}\)
Vậy: 3m3 5dm3 = 3,005m3
+) Ta có:
5dm3 8cm3 = \(5\dfrac{8}{{1000}}d{m^3} = 5,008d{m^3}\)
Mà: \(5,8d{m^3} > 5,008d{m^3}\)
Vậy: 5,8dm3 > 5dm3 8cm3.
Bài 5
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3 năm 8 tháng = ……. tháng
27 tháng = ……. năm = ……. tháng
b) 4 giờ 35 phút = ……. phút
195 phút = ……. giờ ……. phút
c) 5 phút 10 giây = ……. giây
215 giây = ……. phút ……. giây.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách chuyển đổi :
1 năm = 12 tháng ;
1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây.
Lời giải chi tiết:
a) 3 năm 8 tháng = 44 tháng
27 tháng = 2 năm 3 tháng
b) 4 giờ 35 phút = 275 phút
195 phút = 3 giờ 15 phút
c) 5 phút 10 giây = 310 giây
215 giây = 3 phút 35 giây.
Bài 6
Đặt tính rồi tính:
674928 + 41836
825,17 + 457,24
208,5 + 82,6
Phương pháp giải:
Đặt tính sao cho các chữ số ở cùng một hàng thì thẳng cột với nhau, dấu phẩy (nếu có) thì thẳng cột với nhau, sau đó tính theo thứ tự từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}
\begin{array}{*{20}{c}}
{ + \begin{array}{*{20}{c}}
{674928}\\
{\,\,\,41836}
\end{array}}\\
\hline
{\,\,\,\,716764}
\end{array}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;\;\;\;\;
\begin{array}{*{20}{c}}
{ + \begin{array}{*{20}{c}}
{\,\,825,17}\\
{\,\,457,24}
\end{array}}\\
\hline
{\,\,\,1282,41}
\end{array} & & & \\
\begin{array}{*{20}{c}}
{ + \begin{array}{*{20}{c}}
{208,5}\\
{\,\,\,82,6}
\end{array}}\\
\hline
{\,\,\,291,1}
\end{array}
\end{array}\)
Bài 7
Hai vòi nước cùng chảy vào một bể chứa nước. Vòi thứ nhất mỗi giờ chảy được \(\dfrac{1}{4}\) thể tích của bể, vòi thứ hai mỗi giờ chảy được \(\dfrac{3}{{10}}\) thể tích của bể. Hỏi trong một giờ cả hai vòi cùng chảy vào bể thì được bao nhiêu phần trăm thể tích của bể?
Phương pháp giải:
- Tính tổng số phần thể tích bể mà cả hai vòi chảy vào bể trong một giờ.
- Đổi phân số vừa tìm được sang dạng phân số thập phân rồi viết dưới dạng tỉ số phần trăm.
Lời giải chi tiết:
Trong một giờ cả hai vòi cùng chảy vào bể thì được số phần thể tích của bể là:
\(\dfrac{1}{4} + \dfrac{3}{{10}} = \dfrac{{11}}{{20}}\) (thể tích bể)
\(\dfrac{{11}}{{20}} = \dfrac{{55}}{{100}} = 55\% \)
Vậy trong một giờ cả hai vòi cùng chảy vào bể thì được \(55\% \) thể tích của bể.
Bài 8
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) \(21,63 + 35,26 + 8,37 = \ldots \)
b) \(\dfrac{4}{7} + \dfrac{7}{9} + \dfrac{5}{7} = \ldots \)
Phương pháp giải:
Nhóm các số thập phân hoặc phân số sao cho chúng có tổng là số tự nhiên để việc tính toán thuận tiện hơn.
Lời giải chi tiết:
a)
\(\begin{array}{l}21,63 + 35,26 + 8,37\\ = (21,63 + 8,37) + 35,26\\ = 30 + 35,26\\ = 65,26\end{array}\)
b)
\(\begin{array}{l}\dfrac{4}{7} + \dfrac{7}{9} + \dfrac{5}{7}\\ = \left( {\dfrac{4}{7} + \dfrac{5}{7}} \right) + \dfrac{7}{9} = \dfrac{9}{7} + \dfrac{7}{9}\\ = \dfrac{81}{63} + \dfrac{49}{63} = \dfrac{{130}}{63}\end{array}\)
Vui học
Để xây dựng một hệ thống cấp nước, người ta cần rất nhiều ống ghép lại với nhau. Người công nhân đã xếp các ống theo cách sau: Hàng thứ nhất trên cùng có 1 ống, hàng thứ hai có 2 ống, hàng thứ ba có 3 ống, …….
a) Theo cách xếp như vậy, nếu hàng dưới cùng có 4 ống thì tất cả có bao nhiêu ống?
b) Nếu có 36 ống được xếp theo quy tắc này thì sẽ xếp được bao nhiêu hàng và hàng dưới cùng có bao nhiêu ống?
Phương pháp giải:
- Tổng số ống trong 4 hàng = số ống hàng thứ nhất + số ống hàng thứ hai + số ống hàng thứ ba + số ống hàng thứ tư.
- Tách 36 thành tổng các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1, từ đó ta tìm được số hàng và số ống ở hàng dưới cùng.
Lời giải chi tiết:
a) Theo cách xếp như vậy, nếu hàng dưới cùng có 4 ống thì tất cả có số ống là:
1 + 2 + 3 + 4 = 10 (ống)
b) Ta có: 36 = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8
Dãy 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 có 8 số hạng.
Do đó nếu có 36 ống được xếp theo quy tắc đã cho thì sẽ xếp được 8 hàng và hàng dưới cùng có 8 ống.
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE - KHOA HỌC 5
CHƯƠNG V: ÔN TẬP
Unit 4: Did You Go To The Party?
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Bài tập cuối tuần 33