Giải: Cùng em học toán lớp 5 tập 2
Giải: Cùng em học toán lớp 5 tập 2

9. Giải tuần 26: Nhân số đo thời gian với một số. Chia số đo thời gian cho một số. Vận tốc - trang 35

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 7
Bài 8
Vui học
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 7
Bài 8
Vui học

Bài 1

Đặt tính rồi tính

b) (4 giờ 25 phút  + 2 giờ 17 phút) × 4

= ..................................................

= .................................................

= .................................................

Phương pháp giải:

* Nhân số đo thời gian với một số:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép nhân các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

* Tính giá trị biểu thức :

- Thực hiện tính giá trị biểu thức như đối với các số tự nhiên, biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Sau mỗi kết quả ta phải ghi số đo tương ứng.

- Trong khi thực hiện tính giá trị biểu thức, nếu số phút lớn hơn hoặc bằng \(60\) thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn của phút là giờ.

Lời giải chi tiết:

a)

Vậy 4 ngày 8 giờ × 5 = 21 ngày 16 giờ. 

Vậy 5 giờ 23 phút × 4 = 21 giờ 32 phút.

b) (4 giờ 25 phút + 2 giờ 17 phút) × 4

    = 6 giờ 42 phút × 4

    = 24 giờ 168 phút

    = 26 giờ 48 phút (vì 168 phút = 2 giờ 48 phút)

Bài 2

Tính:

b) (8 giờ - 2 giờ 35 phút) : 5

= ....................................

= ...................................

= ...................................

Phương pháp giải:

* Chia số đo thời gian cho một số:

- Ta đặt tính và thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

*) Thực hiện tính giá trị biểu thức :

- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Sau mỗi kết quả ta phải ghi số đo tương ứng.

- Trong khi thực hiện tính giá trị biểu thức, nếu số phút lớn hơn hoặc bằng \(60\) thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn của phút là giờ.

Lời giải chi tiết:

a)

Vậy 32 giờ 40 phút : 8 = 4 giờ 5 phút.

Vậy 42 phút 35 giây : 7 = 6 phút 5 giây.

b) (8 giờ - 2 giờ 35 phút) : 5

    = (7 giờ 60 phút - 2 giờ 35 phút) : 5

    = 5 giờ 25 phút : 5

    = 1 giờ 5 phút

Bài 3

Một người thợ sơn 3 cái bàn như nhau hết 3 giờ 45 phút. Hỏi người đó sơn 7 cái bàn như thế hết bao nhiêu thời gian ?

Phương pháp giải:

Xác định dạng toán về quan hệ tỉ lệ. Ta sẽ giải bằng cách rút về đơn vị:

Tính thời gian sơn 1 cái bàn ta lấy thời gian sơn 3 cái bàn chia cho 3.

- Tính thời gian sơn 7 cái bàn ta lấy thời gian sơn 1 cái bàn nhân với 7.

Lời giải chi tiết:

Sơn 1 cái bàn hết số thời gian là:

3 giờ 45 phút : 3 = 1 giờ 15 phút

Sơn 7 cái bàn hết số thời gian là:

1 giờ 15 phút × 7 = 7 giờ 105 phút

7 giờ 105 phút = 8 giờ 45 phút

                     Đáp số: 8 giờ 45 phút.

Bài 4

Viết vào chỗ chấm cho thích hợp:

Mặt Trăng quay 12 vòng xung quanh Trái Đất trong 327 ngày và 12 giờ.

Mặt Trăng quay một vòng xung quanh Trái Đất hết thời gian là: ……..

Phương pháp giải:

Tính thời gian Mặt Trăng quay một vòng xung quanh Trái Đất ta lấy thời gian Mặt Trăng quay 12 vòng xung quanh Trái Đất chia cho 12.

Lời giải chi tiết:

Mặt Trăng quay một vòng xung quanh Trái Đất hết số thời gian là:

       327 ngày 12 giờ : 12 = 27 ngày 7 giờ

                              Đáp số: 27 ngày 7 giờ.

 

Bài 5

Tính:

a) 2 giờ 15 phút : 3 + 3 giờ 8 phút × 4 

= ...............................................................

= ...............................................................

= ..............................................................

b) 4 giờ 24 phút × 7 – 6 giờ 48 phút : 6

= .............................................................

= ..............................................................

= ..............................................................

Phương pháp giải:

- Thực hiện tính giá trị biểu thức như đối với các số tự nhiên, trong biểu thức có phép cộng, phép trừ, phép nhân và phép nhân thì ta thực hiện phép nhân, phép chia trước, thực hiện phép cộng, phép trừ sau.

- Sau mỗi kết quả ta phải ghi số đo tương ứng.

Lời giải chi tiết:

a) 2 giờ 15 phút : 3 + 3 giờ 8 phút × 4

    = 45 phút + 12 giờ 32 phút

    = 12 giờ 77 phút

    = 13 giờ 17 phút  (vì 77 phút =  1 giờ 17 phút)

b) 4 giờ 24 phút × 7 – 6 giờ 48 phút : 6

    = 28 giờ 168 phút – 1 giờ 8 phút

    = 30 giờ 48 phút – 1 giờ 8 phút  (vì 168 phút =  2 giờ 48 phút)

    = 29 giờ 40 phút

Chú ý khi giải: Học sinh có thể thực hiện sai thứ tự thực hiện biểu thức, tức là tính lần lượt từ trái sang phải, từ đó tìm ra kết quả sai ở câu a là 15 giờ 40 phút và kết quả sai ở câu b là 4 giờ.

Bài 6

Một người thợ lăn sơn trong 1 giờ được 10m2. Hỏi người thợ đó lăn sơn 180m2 cần bao nhiêu thời gian ?

Phương pháp giải:

Muốn tìm thời gian người đó lăn sơn được \(180{m^2}\) ta lấy \(180{m^2}\) chia cho diện tích sơn lăn được trong 1 giờ.

Lời giải chi tiết:

Người thợ đó lăn sơn \(180{m^2}\) cần số thời gian là:

               \(180:10 = 18\) (giờ)

                             Đáp số: \(18\) giờ.

Bài 7

Bác Hiền làm từ 14 giờ đến 17 giờ 20 phút thì xong 4 luống đất để trồng rau. Hỏi trung bình bác Hiền làm 1 luống đất trồng rau hết bao nhiêu thời gian? 

Phương pháp giải:

- Tính thời gian bác Hiền làm 4 luống đất trồng rau ta lấy 17 giờ 20 phút trừ đi 14 giờ.

- Tính thời gian trung bình bác Hiền làm 1 luống đất ta lấy bác Hiền làm 4 luống đất chia cho 4.

Lời giải chi tiết:

Bác Hiền làm 4 luống đất trồng rau hết số thời gian là:

     17 giờ 20 phút – 14 giờ = 3 giờ 20 phút

Trung bình bác Hiền làm 1 luống đất trồng rau hết số thời gian là:

               3 giờ 20 phút : 4 = 50 phút

                                       Đáp số: 50 phút.

Bài 8

Tính vận tốc rồi viết vào ô trống cho thích hợp:

s48km252m4320m175km
t4 giờ12 giây60 phút2,5 giờ
v   

 

Phương pháp giải:

Muốn tìm vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

Lời giải chi tiết:

s

48km

252m

4320m

175km

t

4 giờ

12 giây

60 phút

2,5 giờ

v

12 km/giờ

21 m/giây

72 m/phút

70 km/giờ

Vui học

Anh Huy nuôi con chim sáo được 6 năm 8 tháng, anh Thịnh nuôi con chim họa mi được 70 tháng. Hỏi anh nào nuôi chim được lâu hơn và lâu hơn bao nhiêu thời gian?

Trả lời: ......................................................................................................................................................

Phương pháp giải:

Sử dụng cách đổi 1 năm =  12 tháng để đổi 2 số đo về cùng đơn vị đo là tháng để so sánh.

Muốn tính thời gian nuôi lâu hơn ta thấy thời gian lớn hơn trừ đi thời gian bé hơn.

Lời giải chi tiết:

Ta có: 1 năm = 12 tháng nên 6 năm = 72 tháng.

Do đó 6 năm 8 tháng = 80 tháng.

Mà 80 tháng > 70 tháng.

Vậy anh Huy nuôi con chim sáo được lâu hơn và lâu hơn số thời gian là:

                  80 – 70 = 10 tháng

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved