Khởi động
Nội dung câu hỏi:
Kể tên một số đảo, quần đảo của đất nước ta hoặc giới thiệu những điều em biết về biển đảo.
Phương pháp giải:
Em kể tên một số đảo và quần đảo của đất nước ta mà em biết.
Hoặc có thể giới thiệu những điều em biết về biển đảo.
Gợi ý:
- Biển của nước ta là biển gì? Có chiều dài bao nhiêu?
- Biển có đặc điểm gì nổi bật?
- Hệ thống các đảo và quần đảo ra sao?
Lời giải chi tiết:
- Nước ta có các quần đảo như: Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa,.....
- Nước ta có các đảo như: đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc, đảo Côn Đảo, đảo Lý Sơn, đảo Cồn Cỏ, đảo Cô Tô, đảo Bạch Long Vĩ,...
- Biển của nước ta là biển Đông. Biển kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với đường bờ biển dài tới 32160 km. Vùng biển nước ta vô cùng rộng lớn với trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó có rất nhiều bãi biển đẹp như biển Nha Trang, biển Cửa Lò, biển Phú Quốc,....
Câu 1
Nội dung câu hỏi:
1. Ở khổ thơ đầu, điều gì gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ 2 dòng thơ cuối của khổ thơ đầu để tìm câu trả lời.
“Giữa sóng, cát không ngờ
Gặp màu hoa muống biển.”
Lời giải chi tiết:
Ở khổ thơ đầu, màu hoa muống biển gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
2. Em hiểu thế nào về hai dòng thơ “Những nhà gian giữ đảo/ Neo cả nhịp tim người"? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Sự thấu hiểu của người dân trước những gian nguy mà người lính nhà giàn phải đương đầu.
B. Cảm xúc thương yêu, lo lắng của người ra thăm đảo dành cho người lính Trường Sa.
C. Tình yêu tha thiết của người dân đất Việt đối với biển đảo quê hương.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai dòng thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em hiểu hai dòng thơ là: Sự thấu hiểu của người dân trước những gian nguy mà người lính nhà giàn phải đương đầu.
Chọn A.
Câu 3
Nội dung câu hỏi:
3. Theo em, nhà thơ muốn nói gì qua hình ảnh “Đoá san hô kiêu hãnh/ Vẫn nở hoa bốn mùa”?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai dòng thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Theo em, nhà thơ muốn nói về sự hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ. Họ vẫn luôn miệt mài làm công việc đáng tự hào, bảo vệ an toàn biển đảo cho đất nước không mệt mỏi, không quản ngày đêm. Cũng giống như đóa san hô, dù ở trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn kiêu hãnh vươn lên và nở hoa đẹp đẽ suốt bốn mùa.
Câu 4
Nội dung câu hỏi:
4. Nêu cảm nghĩ của em về người lính đảo Trường Sa.
Phương pháp giải:
Em nêu suy nghĩ của mình về người lính đảo Trường Sa.
Lời giải chi tiết:
Những người lính đảo Trường Sa là những anh hùng yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân tươi đẹp, thậm chí là cả tính mạng của mình để cống hiến cho Tổ quốc, để bảo vệ đến từng hòn đảo, vùng biển, lãnh thổ quốc gia, đem lại cuộc sống ấm no, hoàn bình cho người dân.
Câu 5
Nội dung câu hỏi:
5. Ý nghĩa của khổ thơ cuối là gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?
A. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta.
B. Những tên đảo, tên người ở Trường Sa góp phần làm nền Tổ quốc vẹn toàn.
C. Những người thầm lặng bảo vệ biển trời Tổ quốc đáng được tôn vinh.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ cuối của bài đọc, suy nghĩ về ý nghĩa khổ thơ, chọn đáp án đúng và giải thích.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của khổ thơ cuối là: Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta.
Chọn A.
Vì Trường Sa là máu thịt, là một phần không thể thiếu của Tổ quốc. Nhưng người lính đang ngày đêm hết mình chính là để bảo vệ chủ quyên thiêng liêng ấy. Nếu không có Trường Sa, Tổ quốc chẳng thể trọn vẹn.
Luyện tập
Nội dung câu hỏi:
Câu 1:
1. Dựa vào ý thơ của bài Cảm xúc Trường Sa, viết 2 – 3 câu về sự kiên cường của những người lính đảo.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ Cảm xúc Trường Sa, dựa vào nội dung bài để viết.
Lời giải chi tiết:
Với mỗi người lính đảo, lòng dũng cảm, sự kiên cường chính là động lực giúp họ vững vàng hơn. Bởi giữa nơi trùng khơi, chỉ có niềm tin, tình yêu biển đảo quê hương, trọng trách với Tổ quốc, dân tộc mới thực sự là thành lũy vững chắc che chở cho họ. Chính sự quả cảm và tấm lòng sắt son vì sự vẹn toàn của chủ quyền đất nước đã tôi luyện, giúp họ có được tinh thần và ý chí vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sự khắc nghiệt của thời tiết để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu em đã viết ở bài tập 1.
Phương pháp giải:
Em tiến hành xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong bài tập 1.
Lời giải chi tiết:
Với mỗi người lính đảo, lòng dũng cảm, sự kiên cường/ chính là động lực giúp họ vững vàng
CN VN
hơn. Bởi giữa nơi trùng khơi, chỉ có niềm tin, tình yêu biển đảo quê hương, trọng trách với
CN
Tổ quốc, dân tộc/ mới thực sự là thành lũy vững chắc che chở cho họ. Chính sự quả cảm và
VN
tấm lòng sắt son vì sự vẹn toàn của chủ quyền đất nước/ đã tôi luyện, giúp họ có được tinh
CN
thần và ý chí vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sự khắc nghiệt của thời tiết để luôn hoàn
VN
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Chủ đề 4. Tôn trọng tài sản của người khác
Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)
Phần 2: Vận động cơ bản
Phần 3: Thể thao tự chọn
PHẦN 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4