Bài 32. Khái niệm số thập phân
Bài 33. Khái niệm số thập phân (tiếp theo)
Bài 34. Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân
Bài 35. Luyện tập
Bài 36. Số thập phân bằng nhau
Bài 37. So sánh hai số thập phân
Bài 38. Luyện tập
Bài 39. Luyện tập chung
Bài 40. Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
Bài 41. Luyện tập
Bài 42. Viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Bài 43. Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
Bài 44. Luyện tập chung
Bài 45. Luyện tập chung
Bài 46. Luyện tập chung
Bài 47. Tự kiểm tra
Bài 48. Cộng hai số thập phân
Bài 49. Luyện tập
Bài 50. Tổng nhiều số thập phân
Bài 51. Luyện tập
Bài 52. Trừ hai số thập phân
Bài 53. Luyện tập
Bài 54. Luyện tập chung
Bài 55. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
Bài 56. Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ....
Bài 57. Luyện tập
Bài 58. Nhân một số thập phân với một số thập phân
Bài 59. Luyện tập
Bài 60. Luyện tập
Bài 61. Luyện tập chung
Bài 62. Luyện tập chung
Bài 63. Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
Bài 64. Luyện tập
Bài 65. Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
Bài 66. Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
Bài 67. Luyện tập
Bài 68. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
Bài 69. Luyện tập
Bài 70. Chia một số thập phân cho một số thập phân
Bài 71. Luyện tập
Bài 72. Luyện tập chung
Bài 73. Luyện tập chung
Bài 74. Tỉ số phần trăm
Bài 75. Giải toán về tỉ số phần trăm
Bài 76. Luyện tập
Bài 77. Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
Bài 78. Luyện tập
Bài 79. Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
Bài 80. Luyện tập
Bài 81. Luyện tập chung
Bài 82. Luyện tập chung
Bài 83. Giới thiệu máy tính bỏ túi
Bài 84. Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm
Phần 1
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
1. Cho số thập phân 54,172
Chữ số 7 có giá trị là :
\(\eqalign{
& A.\,\,\,7\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,{7 \over {10}} \cr
& C.\,{7 \over {100}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,{7 \over {1000}} \cr} \)
Phương pháp:
Xác định vị trí của chữ số 7 rồi xác định giá trị của chữ số 7 trong số đã cho.
Cách giải :
Trong số 54,172 chữ số 7 thuộc hàng phần trăm, do đó, giá trị của chữ số 7 trong số thập phân 54,172 là \(\dfrac{7}{100}\).
Chọn đáp án C.
2. Số tiền gửi tiết kiệm là 1 000 000 đồng. Một tháng sau cả tiền gửi và tiền lãi được 1 005 000 đồng. Hỏi số tiền lãi bằng bao nhiêu phần trăm số tiền gửi?
A. 105% B. 10,05%
C. 100,05% D. 0,5%
Phương pháp:
- Tính số tiền lãi = số tiền gửi và tiền lãi - số tiền gửi.
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của số tiền lãi và số tiền gửi ta tìm thương giữa số tiền lãi và số tiền gửi, sau đó nhân thương với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
Cách giải :
Số tiền lãi nhận được sau 1 tháng là :
1 005 000 - 1 000 000 = 5 000 (đồng)
Tỉ số phần trăm của số tiền lãi và số tiền gửi là :
5 000 : 1 000 000 = 0,005 = 0,5%
Chọn đáp án D.
3. 4200m bằng bao nhiêu ki-lô-mét ?
A. 420km B. 42km
C. 4,2 km D. 0,42km
Phương pháp:
Ta có: 1km = 1000m.
Muốn đổi một số từ đơn vị mét sang đơn vị ki-lô-mét ta chỉ cần lấy số đó chia cho 1000.
Cách giải :
Ta có 1km = 100m hay 1m = \( \dfrac{1}{1000}\)km.
Do đó: 4200m = \( \dfrac{4200}{1000}\)km = 4,2km.
Chọn đáp án C.
Phần 2
Video hướng dẫn giải
1. Đặt tính rồi tính :
\(356,37 + 542,81\) \(416,3 – 252,17\)
\(25,14 × 3,6\) \(78,24 : 1,2\)
Phương pháp:
Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về phép cộng, trừ, nhân, chia hai số thập phân.
Cách giải :
2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
\(a)\;5m \;5cm = .....m \) ; \(b)\;5m^2 \;5dm^2 = .....m^2\).
Phương pháp:
Dựa vào mỗi quan hệ giữa các đơn vị đo để viết các số đo đã cho dưới dạng hỗn số, sau đó viết dưới dạng số thập phân.
Cách giải :
a) \(5m \;5cm = 5\dfrac{5}{100}m= 5,05m \) ;
b) \(5m^2 \;5dm^2 = 5\dfrac{5}{100}m^2= 5,05m^2\).
3. Cho hình chữ nhật ABCD và hình bình hành AMCN có các kích thước ghi trên hình vẽ. Tính diện tích của hình bình hành AMCN bằng hai cách khác nhau.
Phương pháp:
Cách 1 :
- Diện tích hình bình hành AMCN = Diện tích hình chữ nhật ABCD + diện tích tam giác AND + diện tích tam giác BCM.
- Áp dụng công thức tính diện tích các hình :
+ Diện tích hình chữ nhật = chiều dài × chiều rộng.
+ Diện tích hình tam giác = độ dài đáy × chiều cao : 2.
Cách 2 :
- Nối A với C ta được 2 tam giác ACN và ACM có diện tích bằng nhau (vì có độ dài đáy bằng nhau và chiều cao bằng nhau).
- Diện tích hình bình hành AMCN = diện tích tam giác ACN + diện tích tam giác ACM.
Cách giải :
Cách 1:
Nhìn hình vẽ ta có: AD = BC = 8cm; BM = ND = 4cm.
Nên diện tích tam giác AND = diện tích tam giác BMC.
Diện tích tam giác AND là:
4 × 8 : 2 = 16 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
10 × 8 = 80 (cm2)
Ta có : Diện tích hình bình hành AMCN = diện tích hình chữ nhật ABCD + diện tích tam giác AND + diện tích tam giác BCM.
Diện tích hình bình hành AMCN là :
80 + 16 + 16 = 112 (cm2)
Đáp số : 112cm2.
Cách 2:
Nối hai điểm AC ta được 2 tam giác tam giác ACN và ACM có diện tích bằng nhau (vì có độ dài đáy bằng nhau AM = CN = 14cm và chiều cao bằng nhau AD = BC = 8cm).
Diện tích tam giác ACN là:
14 × 8 : 2 = 56 (cm2)
Ta có : Diện tích hình bình hành AMCN = diện tích tam giác ACN + diện tích tam giác ACM.
Diện tích hình bình hành AMCN là:
56 × 2 = 112 (cm2)
Đáp số : 112cm2.
4. Tìm hai giá trị số của \(x\) sao cho: \(8,3 <x<9,1\)
\(x\) = ...... ; \(x\) = ......
Phương pháp:
Dựa vào cách so sánh hai số thập phân :
- So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau,thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn ... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
Cách giải :
Có nhiều cách chọn hai giá trị số của \(x\) sao cho : \(8,3 <x<9,1\).
Ta có thể chọn như sau : \(x = 8,5\) ; \(x = 9\).
Thử lại : \(8,3 < 8,5 < 9 < 9,1\)
Vậy: \(x = 8,5\) ; \(x = 9\).
BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NON TRẺ, TRƯỜNG KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)
Vật chất và năng lượng
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858-1945)
Bài tập cuối tuần 6
PHẦN 2: HỌC KÌ 2