Nội dung
Bài đọc kể về một trận động đất xảy ra ở trường học. Tình yêu thương cao cả, vĩ đại của người cha dành cho con. Sự tin tưởng vô điều kiện của người con dành cho cha. |
Phần I
Bài đọc:
Cha sẽ luôn ở bên con
Một trận động đất lớn xảy ra. Chỉ trong vòng 4 phút, nó đã san bằng thành phố. Giữa cơn hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học của con. Ông bàng hoàng, lặng đi vì ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn. Rồi ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”.
Ông cố nhớ lại vị trí lớp học của con, chạy đến đó và ra sức đào bới. Mọi người kéo ông ra và an ủi:
- Muộn quá rồi! Bác không làm được gì nữa đâu!
Nhưng với ai, ông cũng chỉ có một câu hỏi: “Bác có giúp tôi không?”, rồi tiếp tục đào bới. Nhiều người bắt đầu đào bới cùng ông.
Nhiều giờ trôi qua. Đến khi lật một mảng tường lớn lên, người cha bỗng nghe thấy tiếng con trai. Mừng quá, ông gọi to tên cậu bé. Có tiếng đáp lại: “Cha ơi, con ở đây!”. Mọi người cùng ào đến. Bức tường đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ còn sống.
Bọn trẻ được cứu thoát. Cậu con trai ôm chầm lấy cha:
- Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà!
Theo báo Tuổi trẻ (Thanh Giang dịch)
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Chuyện gì xảy ra với ngôi trường của cậu con trai khi động đất?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn đầu của truyện để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Khi động đất xảy ra, ngôi trường của cậu con trai cũng bị sụp đổ, chỉ còn là một đống gạch vụn.
Câu 2
Câu 2: Vì sao người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ truyện để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng vì ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”.
Câu 3
Câu 3: Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả gì?
Phương pháp giải:
Em đọc từ “Nhiều giờ trôi qua...” đến “...nên bọn trẻ con sống” để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả là: sau nhiều giờ, ông đã tìm được con trai cùng các bạn của câu bé.
Câu 4
Câu 4: Chi tiết nào cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối của truyện.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình là: Sau khi được cứu, câu con trai ôm chầm lấy cha và nói: “Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà.”
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Tìm câu hỏi trong bài và cho biết:
a) Những từ ngữ nào cho em biết đó là câu hỏi?
b) Cuối câu hỏi có dấu câu gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi trong bài là: “Bác có giúp tôi không?”
a) Những từ ngữ cho biết đó là câu hỏi là: từ “không” ở cuối câu.
b) Cuối câu hỏi có dấu hỏi chấm.
Câu 2
Câu 2: Đặt một câu hỏi để hỏi về việc làm của người cha (hoặc của những người đã can ngăn hay đã giúp đỡ ông).
Mẫu: Người cha làm gì khi trận động đất xảy ra?
Phương pháp giải:
Em đặt câu theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
Mẫu: Người cha làm gì khi trận động đất xảy ra?
- Vì sao người cha lại kiên trì tìm kiếm con mình như vậy?
- Mọi người đã làm gì khi người cha muốn tìm con trai?
- Mọi người có giúp đỡ người cha không?
Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
Chủ đề B. Mạng máy tính và internet
Chủ đề: Mái trường em yêu
Vở bài tập Toán 3 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 3
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3