Nội dung
Bài thơ miêu tả trò chơi đá cầu và niềm vui thích khi chơi đá cầu. |
Phần I
Chia sẻ:
Câu 1: Nói tên môn thể thao ở mỗi bức ảnh:
Đua xe đạp, bóng rổ, bắn súng, đua ngựa, nhảy cao, bóng chuyền
Phương pháp giải:
Em quan sát các bức ảnh và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Hình 1: đua ngựa.
Hình 2: đua xe đạp.
Hình 3: bắn súng.
Hình 4: bóng rổ.
Hình 5: bóng chuyền.
Hình 6: nhảy cao.
Câu 2
Câu 2: Kể tên một số môn thể thao khác mà em biết.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Một số môn thể thao mà em biết là: Bơi lội, bắn cung, điền kinh, bóng ném, bóng đá, cầu lông, bóng bán, trượt băng nghệ thuật.
Phần II
Bài đọc:
Cùng vui chơi
Ngày đẹp lắm bạn ơi Nắng vàng trải khắp nơi Chim ca trong bóng lá Ra sân ta cùng chơi.
Quả cầu giấy xanh xanh Qua chân tôi, chân anh Bay lên rồi lộn xuống Đi từng vòng quanh quanh. | Anh nhìn cho tinh mắt Tôi đá thật dẻo chân Cho cầu bay trên sân Đừng để rơi xuống đất.
Trong nắng vàng tươi mát Cùng chơi cho khỏe người Tiếng cười xen tiếng hát Chơi vui học càng vui. Tập đọc 3 (1980) |
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Các bạn nhỏ đá cầu trong quang cảnh như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1.
Lời giải chi tiết:
Các bạn nhỏ đá cầu trong quang cảnh ngày đẹp trời, nắng vàng, chim ca trong bóng lá.
Câu 2
Câu 2: Bài thơ miêu tả quả cầu giấy bay lượn như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 2.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ miêu tả quả cầu giấy bay lượn lên cao rồi lộn xuống, qua chân các bạn nhỏ, đi vòng quanh.
Câu 3
Câu 3: Những câu thơ nào cho thấy các bạn nhỏ đá cầu rất khéo léo?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 3.
Lời giải chi tiết:
Những câu thơ cho thấy các bạn nhỏ đá cầu rất khéo léo là: Quả cầu giấy xanh xanh / Qua chân tôi chân anh, Anh nhìn cho tinh mắt / Tôi đá thật dẻo chân.
Câu 4
Câu 4: Em hiểu “Chơi vui học càng vui” có nghĩa là gì?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em hiểu “Chơi vui học càng vui” có nghĩa là: trò chơi giúp cho học sinh thêm nhanh nhẹn, khéo léo, làm tăng cường sức khoẻ và tinh thần thêm thoải mái. Chính nhờ vậy mà khi vào học họ càng phấn khởi, hăng say làm việc, học tập hơn.
Phần IV
Luyện tập:
Câu 1: Tìm thêm tên các trò chơi và hoạt động thể thao có thể ghép với những từ sau:
a) Chơi: chơi cờ,...
b) Đánh: đánh khăng,...
c) Đấu: đấu võ,...
d) Đua: đua thuyền,...
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Chơi: chơi cờ, chơi chuyền, chơi nhảy dây, chơi đuổi bắt,...
b) Đánh: đánh khăng, đánh cầu lông, đánh bóng bàn,...
c) Đấu: đấu võ, đấu kiếm,...
d) Đua: đua thuyền, đua ngựa, đua xe đạp,...
Câu 2
Câu 2: Đặt câu nói về một hoạt động vui chơi (thể thao) của em.
Mẫu: Chúng em chơi nhảy dây rất vui.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Chúng em đánh cầu lông rất vui.
- Em rất thích xem đua thuyền.
Unit 13. My house
Unit 5: Cool Clothes
Unit 1: My Classroom
CÙNG EM HỌC TIẾNG VIỆT 3 TẬP 1
Bài tập cuối tuần 6
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3