Câu 4
Tìm và gạch dưới các từ láy có trong đoạn văn sau và xếp vào nhóm thích hợp:
Tang tảng sáng, lão hà tiện đã vội vã đến chỗ chôn tiền vàng kiểm tra, khi phát hiện ra tiền vàng không còn nữa, lão loạng choạng, đau đớn rồi ôm mặt khóc rưng rức. Có người thấy vẻ đau khổ của lão liền hỏi nguyên do và an ủi:
- Ông đừng buồn vì sự mất mát này nữa, tiền vàng tuy là của ông, nhưng từ trước đến nay ông chưa dùng gì đến nó, như vậy còn có ý nghĩa gì nữa? Bây giờ tuy không còn tiền nữa, nhưng nếu tiền có thể phát huy được tác dụng của nó, thì ông cũng nên cảm thấy vui mừng thay nó chứ, phải không?
(Theo Lão hà tiện)
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu | Từ láy có hai tiếng giống nhau ở phần vần |
|
|
Phương pháp giải:
Từ láy là những từ phức có quan hệ về mặt âm thanh với nhau.
Lời giải chi tiết:
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu | Từ láy có hai tiếng giống nhau ở phần vần |
Vội vã, đau đớn, rưng rức, mất mát
| Loạng choạng |
Câu 5
Từ loạng choạng có nghĩa là gì? Hãy đặt câu có từ loạng choạng.
- Loạng choạng nghĩa là:
- Đặt câu:
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Loạng choạng là ở trạng thái không vững, không giữ được thế thăng bằng, chỉ chực ngã.
- Đặt câu:
Nghe tin dữ, anh ấy loạng choạng suýt ngã.
Câu 6
Ghi lại những sự việc chính (cốt truyện) trong truyện Sự tích hồ Ba Bể:
a/ Mở đầu
b/ Diễn biến
c/ Kết thúc
Phương pháp giải:
Em xem lại nội dung câu chuyện để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Mở đầu :
Thần Giao Long biến thành bà lão già nua bệnh tật để đi thử lòng mọi người nhưng ai thấy bà cũng xa lánh, xua đuổi đi.
b. Diễn biến :
Hai mẹ con bà Góa nhường cho bà bát cơm nguội và manh chiếu rách duy nhất của họ. Trước khi đi, bà đưa cho hai mẹ con một gói tro, một chiếc vỏ trấu và dặn: " Lũ lụt, mưa to gió lớn thì rắc tro xung quanh nhà. Nước dâng lên thì thả vỏ trấu xuống...".
Đêm ấy mưa to gió lớn. Hai mẹ con bà Góa rắc tro xung quanh túp lều khiến nước không tràn vào được. Chiếc vỏ trấu vừa thả xuống nước hóa thành một chiếc thuyền độc mộc. Hai mẹ con bà Góa đã cứu được bao nhiêu người thoát chết.
c. Kết thúc :
Nơi thần Giao Long làm sụt đất ấy biến thành một cái hồ sâu, dài, rộng, bốn bề là vách núi, được người đời gọi là hồ Ba Bể. Giữa hồ nổi lên một cái gò cao gọi là gò Bà Góa.
Vui học
Chứng minh
- Tèo, em hãy chứng minh loài người ngày nay có chung nguồn gốc với loài khỉ.
- Thưa cô, thỉnh thoảng mẹ em gọi: “Thằng khỉ kia, lại đây tao bảo”.
(Sưu tầm)
Kể câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe và cùng trao đổi về cách “chứng minh” của Tèo.
Lời giải chi tiết:
Cách chứng minh của Tèo dựa vào lời mắng hằng ngày của mẹ mà không có dẫn chứng khoa học cụ thể nào cả.
Vùng Nam Bộ
Unit 5: Getting around
Chủ đề 6: Cỗ máy thời gian
Bài 29. Ôn tập - VBT Lịch sử 4
Bài 7. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4