Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Viếng Lê-nin
Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga, khí trời lạnh dưới 40 độ âm, Lê-nin vừa mất được mấy hôm.
Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé ti bước vào và nói:
- Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin.
Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình, Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.
Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cùng chia buồn với lòng người.
Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:
- Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không?
(Theo Giéc-ma-nét-tô)
Chú giải:
- Lê-ni (1870-1924): lãnh tụ Cách mạng tháng Mười Nga, người sáng lập ra Liên Bang Xô viết.
- Mát-xcơ-va: thủ đô nước Nga.
- Khách sạn Luých: tên một khách sạn ở Mát-xcơ-va.
- Pa-ri: thủ đô nước Pháp.
a/ Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 để làm gì?
b/ Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi viếng Lê-nin?
c/ Câu chuyện đã giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc?
A. Đó là một người yêu nước.
B. Đó là một người rất giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin.
C. Đó là một người rất giản dị.
Phương pháp giải:
a. Em đọc kĩ lời nói đầu tiên của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc.
b. Em đọc phần giữa câu chuyện.
c. Từ việc đi viếng Lê-nin trong tiết trời giá lạnh cho em hiểu điều gì trong tính cách của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc.
Lời giải chi tiết:
a. Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 để nhờ những đồng chí trong đó hướng dẫn Người đi viếng Lê-nin.
b. Mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi viếng Lê-nin vì thời tiết ngoài trời đang rất lạnh, trong khi Bác chỉ mặc chiếc áo thu mỏng trên người.
c. Câu chuyện giúp em hiểu thêm về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc :
B. Đó là một người rất giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin.
Câu 2
Dòng nào sau đây nêu đúng ý nghĩa của từ ý chí?
A. Quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt được mục đích.
B. Khả năng tự xác định mục đích cho hành động và quyết tâm đạt cho được mục đích đó.
C. Kiên trì, cố gắng vượt qua mọi trở ngại.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của từ ý chí đó là:
B. Khả năng tự xác định mục đích cho hành động và quyết tâm đạt cho được mục đích đó.
Câu 3
Đọc đoạn văn sau:
Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài.” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.
(Theo Câu chuyện danh nhân)
a. Tìm và gạch dưới các tính từ có trong đoạn văn
b. Em hiểu nghĩa của từ mơ mộng là:
c. Mơ mộng là từ ghép hay từ láy? Đặt câu với từ mơ mộng.
Phương pháp giải:
a. Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
b. Em suy nghĩ và trả lời.
c. Những từ được tạo thành từ hai tiếng có nghĩa, bổ sung ý nghĩa cho nhau thì là từ ghép.
Lời giải chi tiết:
a. Các tính từ có trong đoạn văn đó là:
Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài.” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.
b. Mơ mộng là say mê theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa vời, không thực tế.
c. Mơ mộng là từ ghép.
Đặt câu:
Những lúc rảnh rỗi, Quỳnh thường nhìn ngắm cảnh vật qua khung cửa sổ và mơ mộng về những điều xa xôi.
Chủ đề 4. Nấm
Chủ đề 1. Cấu tạo từ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 4
Unit 4: We have English!
Review 6
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4