SOẠN VĂN 8 TẬP 1

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội siêu ngắn

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Phần I
Phần II
Phần III
Phần IV

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Phần I
Phần II
Phần III
Phần IV

Phần I

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

Trả lời câu hỏi (trang 56 Ngữ Văn 8 tập 1)

- Bắp và từ bẹ đều là từ ngữ địa phương. Từ ngô là từ ngữ toàn dân.

Phần II

BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Trả lời câu hỏi (trang 57 Ngữ Văn 8 tập 1)

a. Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là "mẹ", có chỗ lại dùng "mợ". Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ "mẹ"- từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ "mợ" vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là "mợ", gọi cha là "cậu".

b.

- Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai - hình dạng con ngỗng giống điểm 2.

- Từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

=> Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

Phần III

SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

1.

Trả lời câu 1 (trang 57 Ngữ Văn 8 tập 1)

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

2.

Trả lời câu 2 (trang 57 Ngữ Văn 8 tập 1)

- Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

+ Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ.

+ Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

Phần IV

LUYỆN TẬP

1.

Trả lời câu 1 (trang 59 Ngữ Văn 8 tập 1)

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

Con tru (Trung Bộ)

Con trâu

Trái mận (Nam Bộ)

Trái roi

Mần (Nam Bộ)

Làm

Tía (Nam Bộ)

Cha

 

2.

Trả lời câu 2 (trang 59 Ngữ Văn 8 tập 1)

- Một số từ ngữ của tầng lớp xã hội khác:

+ Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …

+ Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác).

Ví dụ: Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.

3.

Trả lời câu 3 (trang 59 Ngữ Văn 8 tập 1)

Những trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương:

b, Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác

c, Khi phát biểu ý kiến ở trên lớp

d, Khi làm bài tập làm văn

e, Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo

g, Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt

4.

Trả lời câu 4 (trang 59 Ngữ Văn 8 tập 1)

Ví dụ:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

                                                                                 (Ca dao)

      Bầm ơi, có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

                                                                                              (Bầm ơi, Tố Hữu)

      Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

                                                                                                           (Hò ba lí của Quảng Nam)

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved