Soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học siêu ngắn

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Luyện tập
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Luyện tập

Câu 1

Câu 1 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Câu 2

Câu 2 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Ba giá trị của văn học có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc.

+ Giá trị nhận thức là tiền đề của giá trị giáo dục, ngược lại giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức.

+ Giá trị nhận thức và giá trị giáo dục của văn học chỉ hiệu quả nhất khi gắn với giá trị thẩm mỹ, tức là thông qua những hình tượng sinh động, hấp dẫn, độc đáo. Ngược lại, nhờ giá trị nhận thức và giáo dục mà giá trị thẩm mỹ trở nên có chiều sâu bền bỉ.

Câu 3

Câu 3 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Tiếp nhận văn học: Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc chuyển hóa văn bản ngôn từ nghệ thuật thành tác phẩm văn học thông qua các giai đoạn như đọc văn bản (tri giác ngôn từ, tái tạo hình ảnh…), phát hiện, kiến tạo ý nghĩa của tác phẩm, thưởng thức các giá trị tư tưởng, nghệ thuật, ghi nhớ những điều hay, tâm đắc…

- Tiếp nhận văn học thực chất là quá trình giao tiếp. Quá trình này có các tính chất như sau:      

+ Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận: những yếu tố như năng lực, thị hiếu, sở thích, tuổi tác, tư tưởng, tình cảm, nghề nghiệp, khả năng tri giác, quan sát và mức độ tích cực của người tiếp nhận có vai trò quan trọng trong việc “giao tiếp” với tác phẩm.

+Tính đa dạng, không thống nhất: cùng một tác phẩm nhưng cảm thụ và đánh giá của công chúng có thể rất khác nhau.

Câu 4

Câu 4 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Có ba cấp độ trong tiếp nhận văn học:

+ Thứ nhất: cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm.

+ Thứ hai: cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm.

+ Thứ ba: Cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức của tác phẩm, thấy giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của nó, qua đó thấy được ý nghĩa xã hội của tác phẩm. Xem việc đọc tác phẩm là cách để cảm, để nghĩ, tự đối thoại với mình và với tác giả, từ đó chuyển hóa thành hành động tác động tích cực vào đời sống.

* Giải pháp để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự:

+ Người đọc nâng cao trình độ hiểu biết của mình, tích lũy kinh nghiệm tiếp nhận, trân trọng sản phẩm sáng tạo, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn để làm phong phú vốn cảm thụ của mình.

+ Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.

+ Không suy diễn tùy tiện.

Luyện tập

Câu 1 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Giá trị cao quý nhất của văn chương là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người, hay nói như Thạch Lam là “làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

- Ý kiến trên là cách nói đề cao giá trị giáo dục của văn học. Cách nói đó không đồng nghĩa với việc phủ nhận hay xem nhẹ hai giá trị còn lại của văn học.

- Cần có ý thức đặt giá trị giáo dục trong mối quan hệ tổng thể chặt chẽ với giá trị nhận thức và giá trị thẩm mỹ để thấy được giá trị đa chiều của tác phẩm và cũng thấy được sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các giá trị.

Câu 2 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Ví dụ: Các giá trị của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

- Giá trị nhận thức: giúp người đọc hiểu biết về số phận của người lao động miền núi thời kỳ trước cách mạng; hiểu biết về cuộc sống và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Mèo ở Tây Bắc.

- Giá trị giáo dục: trên cơ sở ngợi ca sức sống tiềm tàng và phản ánh hành trình gian khổ của đồng bào miền núi, tác phẩm bồi đắp cho người đọc thái độ trân trọng hòa bình, dạy chúng ta về nghị lực sống và khơi dậy tấm lòng biết cảm thông, biết yêu thương, biết vượt lên số phận.

- Giá trị thẩm mỹ: cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật với sức sống tiềm tàng, của phong tục ngày xuân ngày Tết ở miền núi, vẻ đẹp của ngôn ngữ giản dị gợi cảm, vẻ đẹp của nghệ thuật trần thuật, sức hấp dẫn của các chi tiết nghệ thuật đặc sắc…

Câu 3 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- “Cảm”: tiếp nhận cảm tính, chủ quan, chưa có sự tham gia của tư duy phân tích, sự cắt nghĩa lý giải sâu xa hay sự chuyển hóa thành hành động.

- “Hiểu”: thông hiểu tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật, có sự tham gia của tư duy phân tích, lý giải trước những vấn đề và giá trị phản ánh trong tác phẩm.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved