Câu 1
Dấu câu nào được dùng để đánh dấu lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn văn dưới đây? Gần trưa, ông ngoại về đến nhà. Ông khoe với Diệp: “Hôm nay, ông đăng kí học lớp tiếng Anh rồi nhé!”. Diệp trong mắt: “Ông nhiều tuổi sao còn học ạ?”. Ông bảo: “Trẻ, già đều cần học cháu ạ!”. Diệp thắc mắc: “Thế nếu phải họp phụ huynh thì ai sẽ đi họp cho ông ạ?”. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và những lời đối thoại, xác định dấu câu đánh dấu những lời đó.
Những lời đối thoại của các nhân vật:
“Hôm nay, ông đăng kí học lớp tiếng Anh rồi nhé!”
“Ông nhiều tuổi sao còn học ạ?”
“Trẻ, già đều cần học cháu ạ!”
“Thế nếu phải họp phụ huynh thì ai sẽ đi họp cho ông ạ?”.
Lời giải chi tiết:
Dấu câu được dùng để đánh dấu lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn văn là dấu hai chấm.
Câu 2
Ghép ý ở cột A với ý phù hợp ở cột B để tạo câu. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các ý ở hai cột để nối cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Dựa vào tranh, đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? a. Về chất liệu. M: - Cái túi được làm bằng gì? - Cái túi được làm bằng giấy. b. Về công cụ. M: - Bạn nhỏ đánh răng bằng gì? - Bạn nhỏ đánh răng bằng bàn chải. |
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh và dựa vào mẫu để đặt câu cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Về chất liệu:
- Chiếc khăn được làm bằng gì?
- Chiếc khăn được làm bằng len.
- Chiếc mũ được làm bằng gì?
- Chiếc mũ được làm bằng vải
- Chiếc quạt được làm bằng gì?
- Chiếc quạt được làm bằng lá cọ khô.
b. Về công cụ
- Bạn nhỏ viết bảng bằng gì?
- Bạn nhỏ viết bảng bằng phấn.
- Bạn nhỏ vẽ tranh bằng gì?
- Bạn nhỏ vẽ tranh bằng bút màu.
- Bạn nhỏ viết bài bằng gì?
- Bạn nhỏ viết bài bằng bút mực.
Câu 4
Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong các câu chuyện đã đọc, đã nghe. G: - Tên bài đọc là gì? - Nhân vật được nói đến là? - Nhân vật đó có đặc điểm (hình dáng, lời nói, tính nết, ...) thế nào? - Em thích (hoặc không thích) điều gì ở nhân vật đó? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 3, em đã được học bài Tia nắng bé nhỏ. Nhân vật được nói đến trong bài đọc là bạn Na. Na là một cô bé nhỏ nhắn, xinh xắn, thông minh và ngoan ngoãn. Em rất thích Na bởi vì bạn ấy là một người cháu hiếu thảo. Vì bà không thể ra ngoài đi nhìn thấy nắng nên Na đã tìm cách mang nắng về cho bà.
Bài tham khảo 2:
Để cháu nắm tay ông là bài đọc mà em thích nhất trong học kì 1. Đây là câu chuyện kể về một chuyến đi du lịch của Dương và gia đình. Dương là một bạn nhỏ ngoan ngoãn, lễ phép và hết mực thương ông. Em thích Dương vì bạn ấy còn nhỏ mà đã biết quan tâm, chăm sóc người thân.
Câu 5
Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay. |
Phương pháp giải:
Em sử dụng đoạn văn mình vừa viết để trao đổi với nhóm.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 6
Hỏi người thân về chất liệu của một số đồ dùng trong nhà. |
Phương pháp giải:
Em sử dụng câu hỏi Bằng gì? để hỏi về chất liệu.
Lời giải chi tiết:
- Mẹ ơi! Bức tường nhà mình được làm bằng gì thế ạ?
- Bàn ghế nhà mình được làm bằng gì hả mẹ?
Bài tập cuối tuần 24
Chủ đề 3: Em yêu lao động
Unit 9: My favourite sport is football.
Bài tập cuối tuần 18
Unit 7. I'm wearing a blue skirt.
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3