Câu 1
Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Đường về
Cậu bé cùng mẹ trở về ngôi nhà cũ. Non xanh đang chuyển mình. Những chiếc lá khiêm nhường suốt mùa đông hé mở dần dưới bầu trời. Một cây chuối rừng mọc nghiêng trên vách đá đã vội nở hoa, chẳng cần chờ mùa mới đến. Những bông hoa đỏ lập loè như những bó đuốc trong hơi sương mờ bao phủ khắp núi non.
Sườn núi phía trước có ngôi nhà của mẹ con cậu bé rộng mênh mông. Phía dưới là suối trong veo. Phía trên là rừng già và những dãy núi đó lởm chởm. Cả xóm chỉ có rải rác hơn hai chục nóc nhà. Có chuyện gì, người đứng bên này hú gọi, người đứng bên kia hú đáp trả.
Đêm đó, gian nhà bếp của hai mẹ con cậu bé sáng bừng ánh lửa. Những bó đuốc từ mọi ngả đổ về căn nhà nhỏ. Xóm núi đón họ trở về thân tình biết mấy! Cậu bé sẽ cùng mẹ ở lại trên non cao, nơi có những triền núi thoai thoải, những bông hồng rừng hồn hậu, những nếp nhà thưa thớt, lặng lẽ mà bình yên.
(Theo Võ Thị Xuân Hà)
Từ ngữ:
- Khiêm nhường: nhường nhịn, không khoe khoang, không tranh giành với người khác.
- (Đá) lởm chởm: có nhiều mũi nhọn nhô lên không đều.
- Hồn hậu: mộc mạc, hiền từ.
a. Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn.
b. Em thích cảnh vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
Phương pháp giải:
a. Em đọc kĩ bài đọc để tìm ra ý của từng đoạn.
b. Em đọc kĩ lựa chọn cảnh vật mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn 1: Cảnh vật trên đường về xóm núi.
Đoạn 2: Cảnh xóm núi.
Đoạn 3: Tình cảm người dân xóm núi.
b. Em thích cảnh vật: Đêm đó, gian nhà bếp của hai mẹ con cậu bé sáng bừng ánh lửa. Những bó đuốc từ mọi ngả đổ về căn nhà nhỏ.
Vì cảnh vật này làm em thấy ấm áp. Tuy làng xóm thưa thớt nhưng tình cảm của họ dành cho nhau rất chan chứa và gần gũi, mọi người cùng đến để chào đón hai mẹ con cậu bé trở về nhà.
Câu 2
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật trong câu chuyện, bài văn, bài thơ đã đọc.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn cảnh vật trong một bài đọc mà em đã học và dựa vào gợi ý để viết đoạn văn.
- Bài đọc em đã học là gì?
- Em nhớ gì về cảnh vật trong bài đọc đó?
- Em thích những cảnh vật nào trong bài đọc?
- Cảm xúc của em về những cảnh vật đó?
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Trong tất cả các bài em đã được học em thích nhất là bài “Mưa” tác giả Trần Tâm. Bài thơ tả cảnh bầu trời trước cơn mưa và khi mưa bắt đầu đổ xuống. Khi bắt đầu chuyển mưa mây đen lũ lượt kéo về như dấu hiệu báo cơn mưa sắp tới. Mặt trời vội vã chui vào trong mây làm cả bầu trời bắt đầu tối sầm lại, sấm chớp kéo về và những hạt mưa bắt đầu nặng hạt. Cây lá đua nhau hứng làn nước mát, reo hò nhộn nhịp. Bác gió vui mừng reo ca lúc trầm lúc bổng du dương từng nốt nhạc. Mọi cảnh vật trong thiên nhiên lúc này thật vui nhộn. Qua những hình ảnh đó cũng làm cho em thấy yêu cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình hơn.
Bài tham khảo 2:
Một bài đọc em em vô cùng yêu thích là bài “Bầu trời”. Bài đọc miêu tả rất chi tiết về bầu trời và tác dụng của bầu trời. Em thích nhất là màu sắc của bầu trời được miêu tả trong bài. Bầu trời thường có màu xanh lơ vào ban ngày, màu đen vào ban đêm. Tùy vào thời tiết mà bầu trời có những màu sắc khác nhau. Khi mặt trời chiếu vào bầu không khí chứa nhiều hơi nước sau cơn mưa thì chúng ta sẽ nhìn thấy bảy sắc cầu vồng rất rực rỡ. Bài đọc còn giúp em thấy được tầm quan trọng của bầu trời đối với con người. Nhờ có bầu trời bao quanh Trái Đất nên cung cấp không khí được cho con người, cho muôn loài và cây cối. Nếu giữ được bầu trời trong lành là góp phần suy trì sự sống cho con người.
Câu 3
Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.
Phương pháp giải:
Em trao đổi với các bạn ở lớp.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
HỌP TỔ
Bài tập cuối tuần 19
Unit 19. Outdoor activities
Chủ đề 3: Kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè
Bài 10: Tôn trọng khách nước ngoài
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3