Khởi động
Cùng bạn nghe một bài hát về Bác Hồ và nêu cảm xúc của em khi nghe bài hát đó.
Phương pháp giải:
Em tìm nghe các bài hát về Bác cùng bạn.
Lời giải chi tiết:
Em có thể lắng nghe một số bài hát như:
- Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
- Em mơ gặp Bác Hồ
- Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác
- Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Khi nghe các bài hát về Bác em thấy rất vui, Bác như gần gũi hơn với chúng em.
Bài đọc
CÙNG BÁC QUA SUỐI
Một lần đi công tác, Bác cùng hai chiến sĩ cảnh vệ lội qua suối. Bác cẩn thận, vừa đi vừa dò mực nước. Thỉnh thoảng Bác nhắc các chiến sĩ đi sau: “Chỗ này nước sâu, khéo ướt quần áo!”, “Chỗ này rêu trơn, đi cẩn thận!”.
Gần lên đến bờ, Bác trượt chân, suýt ngã. Bác xem lại chỗ vừa trượt chân và nói:
- Hòn đá đã tròn lại có nhiều rêu trơn. Hơn nữa, chỗ này sắp đến bờ, người ta thường chủ quan, nên rất dễ ngã.
Nói xong, Bác cúi xuống, nhặt hòn đá, đặt lên bờ. Bác bảo:
- Phải để nó ra đây, tranh cho người đi sau khỏi bị ngã.
Lần khác, bác cháu lại qua một con suối. Ở đây, có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang tới bờ bên kia, một chiến sĩ đi sau bỗng sẩy chân ngã. Bác dừng lại đợi anh chiến sĩ đi tới, rồi ân cần hỏi:
- Chú ngã có đau không?
- Dạ, không sao ạ!
Bác nói:
- Thế thì tốt rồi. Nhưng tại sao chú bị ngã?
- Thưa Bác, tại hòn đá bị kênh ạ.
- Ta cần kê lại để người khác qua suối không bị ngã nữa.
Nghe lời Bác, anh chiến sĩ vội quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy, bác cháu mới tiếp tục lên đường.
(Theo Chuyện Bác Hồ trồng người)
Từ ngữ:
- Chủ quan: không để ý, thiếu thận trọng.
- Kênh: lệch, không cân, không phẳng.
Câu 1
Những chi tiết nào (ở đầu câu chuyện) cho thấy Bác rất cẩn thận khi qua suối?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Bác vừa đi vừa dò mực nước. Thỉnh thoảng Bác nhắc các chiến sĩ đi sâu: “Chỗ này nước sâu, khéo ướt quần đó!”, “Chỗ này rêu trơn, đi cẩn thận!”.
Câu 2
Chuyện gì xảy ra khi Bác gần qua được suối?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Khi gần qua được suối, Bác trượt chân, suýt ngã.
Câu 3
Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã làm gì? Vì sao Bác làm như vậy?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ văn bản để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Biết hòn đá có rêu trơn, Bác cuối xuống nhặt và đặt hòn đá lên bờ.
- Bác làm vậy để tránh người sau khỏi té.
Câu 4
Sắp xếp các sự việc cho đúng với trình tự trong câu chuyện.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc và sắp xếp phù hợp.
Lời giải chi tiết:
1. Một chiến sĩ sẩy chân ngã.
2. Bác dừng lại đợi và nhắc nhỡ anh chiến sĩ.
3. Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc.
4. Hai bác cháu tiếp tục lên đường.
Câu 5
Câu chuyện Cùng Bác qua suối cho thấy những phẩm chất nào của Bác?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc và nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
- Bác rất cẩn thận chu đáo trong mọi công việc.
- Khi sự cố xảy ra Bác đã có chuẩn bị nên Bác vượt qua dễ dàng và rút ra ngay được nguyên nhân dẫn đến sự việc.
- Bác rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và truyền đạt lại cho mọi người để cùng áp dụng cho những lần sau.
Nội dung
Câu chuyện ca ngợi Bác – một con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp: yêu thương, gần gũi với mọi người, cẩn thận trong công việc, luôn quan tâm, lo lắng cho người khác,… |
Stop and Check 4A & 4B
Fluency Time! 3
Chủ đề 2: Đất nước mến yêu
CÙNG EM HỌC TIẾNG VIỆT 3 TẬP 2
Chủ đề: GIA ĐÌNH
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3