Khởi động
Trao đổi với bạn: Điều gì sẽ xảy ra nếu không có dấu câu khi viết?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình. Theo em, khi viết một đoạn văn, bài văn, nếu không có dấu câu thì sẽ như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Theo tớ, nếu không có dấu câu khi viết thì người đọc sẽ không biết phải ngắt, nghỉ như thế nào và sẽ không hiểu được ý nghĩa mà chúng ta muốn thể hiện qua câu đó.
Bài đọc
Cuộc họp của chữ viết
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu:
- Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.
Có tiếng xì xào:
- Thế nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.”
Tiếng cười rộ lên. Dấu chấm nói:
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
- Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh dấu chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?
(Phỏng theo Trần Ninh Hồ)
Từ ngữ:
- Dõng dạc: mạnh mẽ, rõ ràng và chững chạc
- Lấm tấm: có nhiều hạt nhỏ trên bề mặt
Câu 1
Câu chuyện kể về cuộc họp của những ai?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn đầu tiên để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện kể về cuộc họp của các chữ cái và dấu câu.
Câu 2
Cuộc họp đó bàn về chuyện gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời nói của bác chữ A để tìm ra chuyện mà cuộc họp đó bàn đến.
Lời giải chi tiết:
Cuộc họp của các chữ cái và dấu câu bàn về việc tìm cách giúp đỡ bạn Hoàng đặt dấu câu cho đúng.
Câu 3
Vì sao không ai hiểu những điều bạn Hoàng đã viết?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn bạn Hoàng viết trong lời kể của bác chữ A và đưa ra lời giải thích của mình.
Lời giải chi tiết:
Không ai hiểu những điều bạn Hoàng viết vì bạn ấy đặt dấu câu một cách bừa bãi.
Câu 4
Dựa vào lời đề nghị của bác chữ A, sắp xếp các bước mà Hoàng cần thực hiện
a. Đọc lại câu | b. Chấm câu | c. Viết câu |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời nói của bác chữ A cuối bài đọc để trả lời câu hỏi và sắp xếp các bước cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Các bước giúp Hoàng sửa lỗi được nêu ra trong cuộc họp lần lượt là: Viết câu => Đọc lại câu => Chấm câu.
Câu 5
Em hãy góp thêm ý kiến để giúp bạn Hoàng viết đúng.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đưa ra lời khuyên cho bạn Hoàng để bạn ấy cải thiện được cách đặt dấu câu của mình.
Lời giải chi tiết:
Theo em, bạn Hoàng cần đọc thêm nhiều bài đọc, câu chuyện để làm quen với việc đặt dấu câu của mọi người.
Nội dung
Nói lên tầm quan trọng của dấu chấm trong câu. Nếu đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu. |
Chủ đề 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Chủ đề 5. Tin học ứng dụng
Chủ đề 4: Em yêu làn điệu dân ca
Chủ đề 5: Năm mới và việc tiêu dùng thông minh
Chủ đề 4: Mùa xuân tươi đẹp
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3