Câu 1
Tìm các từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây:
Bà nội của tôi là bà ngoại của em Đốm. Hai chị em tôi đều rất quý bà vì cả hai đều được bà chăm sóc từ khi mới sinh. Không phải chỉ đối với tôi và Đốm, mà sau này, em My, em Chấm ra đời, bà đều nâng niu bế ẵm từ lúc lọt lòng.
(Theo Vũ Tú Nam)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và tìm các từ ngữ chỉ người thân trong gia đình.
Lời giải chi tiết:
Các từ ngữ chỉ người thân trong đoạn văn là: bà nội, bà ngoại, chị em, bà, em My, em Chấm, em Đốm.
Câu 2
Tìm thêm từ ngữ chỉ những người thân bên nội và bên ngoại.
Phương pháp giải:
Em liên hệ gia đình mình để tìm thêm những từ ngữ chỉ người thân bên nội và bên ngoại.
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ chỉ người thân bên nội: ông nội, bác, cô, chú, dượng, thím,…
- Từ ngữ chỉ người thân bên ngoại: ông ngoại, bác, dì, chú, cậu, mợ,…
Câu 3
Nêu công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu sau:
a. Ánh đèn tỏa ra khắp căn phòng. Đèn để giữa làm chúng tôi quây quần lại: mẹ tôi khâu vá, cha tôi đọc sách, còn em tôi hăm hở đọc tiếp truyện Tấm Cám.
(Nghiêm Toàn)
b. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím, phớt hồng, xanh biếc,…
(Vũ Tú Nam)
c. Trong túi vải thô của bà có đủ thứ quà, mùa nào thức nấy: nhãn tháng Sáu, na tháng Bảy, roi mùa hạ, gương sen mùa thu.
(Theo Ma Văn Kháng)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu văn, tìm dấu hai chấm và cho biết công dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
Trong các câu trên, dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó mang tính chất liệt kê, giải thích các sự vật, sự việc.
a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau liệt kê hành động của từng thành viên trong gia đình.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau liệt kê các màu sắc.
c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau liệt kê các loại quả trong túi vải của bà.
Câu 4
Quan sát tranh, nêu đặc điểm của sự vật trong mỗi tranh.
G:
- Ngôi nhà trong tranh thuộc loại nhà gì?
- Ngôi nhà đó có những đặc điểm gì nổi bật? (hình dạng, màu sắc, cảnh vật xung quanh,…)
- Em có cảm nghĩ gì khi quan sát ngôi nhà đó?
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh và cho biết sự vật trong từng bức tranh có những đặc điểm gì?
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1:
+ Ngôi nhà trong tranh là nhà sàn
+ Ngôi nhà được xây bằng gỗ, tre, nứa,…
+ Xung quanh là đồi núi trập trùng.
+ Đây là ngôi nhà của những người sống ở vùng núi.
- Tranh 2:
+ Ngôi nhà trong bức tranh là ngôi nhà cấp bốn ở vùng nông thôn.
+ Ngôi nhà được sơn tường màu vàng, mái ngói đỏ tươi.
+ Xung quanh ngôi nhà là cây cối, vườn tược.
+ Bức tranh về ngôi nhà này đem lại cho em cảm giác bình dị, yên bình.
- Tranh 3:
+ Ngôi nhà trong tranh là ngôi nhà ở thành phố
+ Ngôi nhà có những thiết bị hiện đại như ti vi màn hình phẳng, điều hòa,…
+ Tường của ngôi nhà được sơn màu hồng.
+ Ngôi nhà này mang lại cho em cảm giác tiện nghi.
Câu 5
Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em.
G:
a. Giới thiệu về ngôi nhà
- Nhà em ở đâu?
- Gia đình em ở đó từ khi nào?
b. Tả bao quát về ngôi nhà
- Hình dạng
- Cảnh vật xung quanh
c. Đặc điểm nổi bật của ngôi nhà
- Bên ngoài (mái, tường, vách, cửa sổ, cửa ra vào,…)
- Bên trong (phòng bếp, phòng khách, đồ đạc,…)
d. Nêu tình cảm của em với ngôi nhà
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để viết đoạn văn tả ngôi nhà của mình
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Ngôi nhà của gia đình em vừa được xây một năm trước. Nó gồm có ba tầng và rất rộng rãi. Phía trước nhà có một khoảng sân. Bên ngoài, nhà được sơn màu xanh dương. Bên trong, các phòng được sơn màu vàng nhạt. Tầng thứ nhất gồm có phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ của bố mẹ em. Tầng thứ hai gồm có phòng thờ, phòng đọc sách, phòng ngủ của em và chị gái. Các đồ dùng trong nhà đều còn rất mới. Trên cùng là tầng thượng có rất nhiều cây cảnh của bố. Những lúc rảnh rỗi, cả gia đình em lại lên sân thượng ngồi hóng mát, trò chuyện. Em rất thích ngôi nhà mới của mình.
Bài tham khảo 2:
Ngôi nhà của em không được xây bằng xi măng cốt thép. Nó được làm bằng gỗ tre mộc mạc, đơn sơ là kỉ niệm về ông em. Căn nhà gồm có một phòng khách và hai phòng ngủ. Còn khu vực nhà bếp thì được tách riêng ra ở một khu nhà khác. Căn phòng nào cũng được mẹ em sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Các phòng được trang trí trông rất đẹp. Căn phòng thứ nhất đặt một chiếc tủ thờ và một bộ ghế gỗ hương. Bên trái là chiếc tủ ti vi. Đây cũng chính là phòng tiếp khách và là chỗ gia đình em sum họp vào buổi tối. Một phòng ngủ dành cho bố mẹ. Một phòng ngủ là của em. Em rất yêu quý ngôi nhà của em. Vì nơi đó lưu giữ biết bao kỉ niệm đẹp. Ngôi nhà và cuộc sống thân yêu của em là thể đấy em cảm thấy hạnh phúc khi được ở trong ngôi nhà này.
Vận dụng
Vẽ ngôi nhà em yêu thích. Viết 2 - 3 câu giới thiệu bức tranh của em.
Phương pháp giải:
Em vẽ tranh và viết lời giới thiệu cho bức tranh đó.
Lời giải chi tiết:
Đây là ngôi nhà mà em yêu thích. Ngôi nhà đơn giản nhưng ấm cúng. Hàng ngày được đón ánh nắng mặc trời rực rỡ.
Chủ đề: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Bài tập cuối tuần 16
Chủ đề 3: Bạn bè thân thương
Chủ đề 2: Em yêu tổ quốc Việt Nam
Chủ đề 6. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3