Câu 1
Trong khổ thơ cuối bài, bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để “ngày qua vẫn còn”?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ cuối của bài thơ và cho biết bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để “ngày qua vẫn còn”
- Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.
Lời giải chi tiết:
Bố dặn bạn nhỏ phải học hành chăm chỉ để “ngày qua vẫn còn”
Câu 2
Dựa vào tranh minh họa bài đọc, hãy viết các từ ngữ chỉ người, chỉ vật
M: mẹ, cánh đồng
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ bức tranh và chỉ ra những từ ngữ chỉ người, chỉ vật
- Những từ ngữ chỉ người: mẹ, con, bố
- Những từ ngữ chỉ vật: cánh đồng, lịch, vườn hoa, bàn học, sách, đèn học, cửa sổ, bình tưới,…
Lời giải chi tiết:
- Những từ ngữ chỉ người: mẹ, con, bố
- Những từ ngữ chỉ vật: cánh đồng, lịch, vườn hoa, bàn học, sách, đèn học, cửa sổ, bình tưới,…
Câu 3
Đặt 2 câu với từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 2.
Phương pháp giải:
Em chọn 2 từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 2 và đặt câu.
Lời giải chi tiết:
- Mẹ là người em yêu nhất.
- Bố em là bác sĩ.
- Cánh đồng lúa xanh bát ngát.
- Vườn hoa nhà em rất đẹp.
- Bàn học của em được làm bằng gỗ.
Câu 4
Điền những chữ cái còn thiếu vào chỗ trống.
Phương pháp giải:
Em quan sát cách đọc tên chữ cái ở cột thứ 3 rồi điền chữ cái tương ứng vào cột thứ 2.
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Viết lại các chữ cái dưới đây theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.
Phương pháp giải:
Em xem lại thứ tự các chữ cái trong bảng ở bài tập 2 rồi ứng dụng và sắp xếp
Lời giải chi tiết:
Sắp xếp các chữ cái đã cho theo thứ tự bảng chữ cái: a, b, c, d, đ, ê
Câu 6
Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp.
(mũ, cặp sách, khăn mặt, đánh răng, chải đầu, đi học, ăn sáng, quần áo)
a. Từ ngữ chỉ đồ vật (đồ dùng): quần áo,…
b. Từ ngữ chỉ hoạt động: đánh răng,…
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ trong ngoặc rồi phân loại các từ ngữ đó
Lời giải chi tiết:
a. Từ ngữ chỉ đồ vật (đồ dùng): mũ, cặp sách, khăn mặt, quần áo
b. Từ ngữ chỉ hoạt động: đánh răng, chải đầu, đi học, ăn sáng
Câu 7
Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ nội dung của 2 cột để ghép thành câu cho phù hợp
Lời giải chi tiết:
Câu 8
Dựa vào thông tin dưới tranh, viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ tranh và thông tin phía dưới bức tranh để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Bạn tên gì?
- Tớ tên là Hải.
b. Bạn học ở trường nào?
- Tớ học ở trường Tiểu học Kim Đồng.
c. Bạn có sở thích gì?
- Sở thích của tớ là đá bóng.
Câu 9
Viết 2 – 3 câu giới thiệu về bản thân.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và giới thiệu về mình dựa vào gợi ý sau:
- Em tên là gì?
- Em học trường nào?
- Sở thích của em là gì?
Lời giải chi tiết:
- Em tên là Nguyễn Ngọc Vân. Em là học sinh trường Tiểu học Nguyễn Du. Em thích nhất là vẽ tranh.
- Tên là Lê Anh Đức. Em là học sinh lớp 2E trường Tiểu Học Văn Phú. Sở thích của em là chạy bộ.
Chủ đề 2. Trường học
Chủ đề: Cộng đồng địa phương
Đã có lời giải SGK Toán lớp 3 năm học mới 2022 - 2023 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Chủ đề. NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
Chủ đề 1: Gia đình
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2