Đề bài
Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S.
a) \(14\dfrac{5}{{10}} = 14,5\) ☐
b) \(14\dfrac{5}{{10}} = 14,05\) ☐
c) \(37\dfrac{7}{{100}} = 37,7\) ☐
d) \(37\dfrac{7}{{100}} = 37,07\) ☐
e) \(5\dfrac{{128}}{{1000}} = 51,28\) ☐
g) \(5\dfrac{{128}}{{1000}} = 5,128\) ☐
Câu 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
12 tạ 7 kg = ..... kg
A. 12007 B. 1207 C. 127
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
14156m = ..... km
A. 1,4156 B. 14,156 C.1415,6
Câu 3. Nối ba số có độ dài bằng nhau:
Câu 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S.
a) 4,8m = 48cm ☐
b) 4,8m = 48dm ☐
c) 2,1 tấn = 2100kg ☐
d) 2,1 tấn = 210 kg ☐
Câu 5. Viết các phân số sau dưới dạng phân số thập phân và số thập phân (theo mẫu):
\(a)\;\dfrac{3}{5} = \dfrac{6}{{10}} = 0,6\) \(b)\;\dfrac{{12}}{5} = ... = ...\)
\(c)\;\dfrac{3}{4} = ...= ...\) \(d)\;\dfrac{5}{8} = ... = ...\)
Câu 6. Một khu đất có diện tích là \(2ha\). \(\dfrac{4}{{10}}\) diện tích khu đất trồng cây ăn quả. \(\dfrac{5}{{10}}\) diện tích đào ao thả cá. Hỏi còn lại bao nhiêu héc-ta để trồng rau?
Câu 7. Một xe tải chở \( 2\) tạ \(50kg\) lương thực gồm \(\dfrac{7}{{10}}\) tạ gạo nếp; \(\dfrac{4}{5}\) tạ gạo tẻ, còn lại là ngô. Hỏi xe đó chở bao nhiêu tạ ngô?
Lời giải
Câu 1.
Phương pháp:
\(14\dfrac{5}{{10}} = 14,5\). Các câu khác làm tương tự.
Cách giải:
+) \(14\dfrac{5}{{10}} = 14,5\) ;
+) \(37\dfrac{7}{{100}} = 37,07\) ;
+) \(5\dfrac{{128}}{{1000}} = 5,128\).
Ta có kết quả như sau:
a) Đ; b) S; c) S;
d) Đ; e) S; g) Đ.
Câu 2.
Phương pháp:
a) Dựa vào cách đổi: \(1\) tạ \(=100kg\).
b) Dựa vào cách đổi: \(1km=1000m\), hay \( 1m=\dfrac{1}{{1000}}km\) .
Cách giải:
a) Ta có \(1\) tạ \(=100kg\) nên \(12\) tạ \(=1200kg\).
Do đó: \(12\) tạ \(7kg\) \(=12\) tạ \(+7kg\) \(1200kg+7kg =1207kg\).
Chọn B.
b) \(14156m = \dfrac{14156}{{1000}}km= 14,156km\).
Chọn B.
Câu 3.
Phương pháp:
- Dựa vào cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài:
\(1m=10dm\), hay \( 1dm=\dfrac{1}{{10}}m\) ;
\(1m=100cm\), hay \( 1cm=\dfrac{1}{{100}}m\) ;
\(1m=1000mm\), hay \( 1mm=\dfrac{1}{{1000}}m\) ;
- Áp dụng cách chuyển đổi: \(\dfrac{1}{10} =0,1\) ; \(\dfrac{1}{100} =0,01\) ; \(\dfrac{1}{1000} =0,001\) ; ...
Cách giải:
Ta có:
\( 35cm=\dfrac{35}{{1000}}m=0,035m\) ; \( 8dm=\dfrac{8}{{10}}m=0,8m\) ;
\( 16cm=\dfrac{16}{{100}}m=0,16m\) ; \( 9mm=\dfrac{9}{{1000}}m=0,009m\) ;
\( 7dm=\dfrac{7}{{10}}m=0,7m\).
Câu 4.
Phương pháp:
Dựa vào cách chuyển đổi các đơn vị đo:
\(1m=10dm\), hay \( 1dm=\dfrac{1}{{10}}m\) ;
\(1\) tấn \(=1000kg\), hay \(1kg= \dfrac{1}{{1000}}\) tấn.
Cách giải:
+) \( 4,8m=4\dfrac{8}{{10}}m= 4m\;8dm=48dm\) ;
+) \(2,1\) tấn \(=2\dfrac{1}{{10}}\) tấn \(=2\dfrac{100}{{1000}}\) tấn \(=2\) tấn \(100kg\) \(=2100kg.\)
Ta có kết quả như sau: a) S; b) Đ; c) Đ; d) S.
Câu 5.
Phương pháp:
- Nhân cả tử số và mẫu số của phân số với một số tự nhiên thích hợp để được phân số có mẫu số là \(10;\;100;\; 100;\; 1000; \; ...\)
- Áp dụng cách chuyển đổi: \(\dfrac{1}{10} =0,1\) ; \(\dfrac{1}{100} =0,01\) ; ...
Cách giải:
\(a)\; \dfrac{3}{5} = \dfrac{6}{{10}} = 0,6\) \(b)\;\dfrac{{12}}{5} = \dfrac{{24}}{{10}} = 2,4\)
\(c)\;\dfrac{3}{4} = \dfrac{{75}}{{100}} = 0,75\) \(d)\;\dfrac{5}{8} = \dfrac{{625}}{{1000}} = 0,625\)
Câu 6.
Phương pháp:
- Tính diện tích trồng cây ăn quả = diện tích khu đất \(\times \;\dfrac{4}{{10}}\).
- Tính diện tích đào ao thả cá = diện tích khu đất \(\times \;\dfrac{5}{{10}}\).
- Tính diện tích trồng rau = diện tích khu đất \(-\) \((\)diện tích trồng cây ăn quả \(+\) diện tích đào ao thả cá\()\).
Cách giải:
Diện tích khu đất trồng cây ăn quả là:
\(2 \times \dfrac{4}{{10}} = \dfrac{8}{{10}}\;(ha)\)
Diện tích khu đất đào ao thả cá là:
\(2 \times \dfrac{5}{{10}} = 1\;(ha)\)
Diện tích còn lại để trồng rau là:
\(2 - \left( {\dfrac{8}{{10}} + 1} \right) = \dfrac{2}{{10}}\,(ha) = 0,2\,ha\)
Đáp số: \(0,2ha.\)
Câu 7.
Phương pháp:
- Viết \(2\) tạ \(50kg\) thành số đo có đơn vị là tạ.
- Tìm tổng khối lượng gạo nếp và gạo tẻ xe chở được.
- Khối lượng ngô = tổng khối lượng gạo nếp, gạo tẻ xe chở được \(-\) tổng khối lượng gạo nếp và gạo tẻ.
Cách giải:
Đổi: \(2\) tạ \(50kg = 2\dfrac{50}{{100}}\) tạ \(=\dfrac{{250}}{{100}}\) tạ \(=\dfrac{{25}}{{10}}\) tạ.
Xe chở khối lượng gạo nếp và gạo tẻ là:
\(\dfrac{7}{{10}} + \dfrac{4}{5} = \dfrac{{15}}{{10}}\) (tạ)
Khối lượng ngô mà xe tải chở là:
\(\dfrac{{25}}{{10}} - \dfrac{{15}}{{10}} = \dfrac{{10}}{{10}}\) (tạ) \(= 1\) tạ
Đáp số: \(1\) tạ.
Tuần 34: Luyện tập về giải toán. Ôn tập về biểu đồ. Luyện tập chung
Tuần 31: Ôn tập về: Phép trừ, phép nhân, phép chia
TẢ CÂY CỐI
Vật chất và năng lượng
Chủ đề 1 : Bước đầu đến với máy tính