Đề bài
Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S :
a) Tổng hai số thập phân không thể là số tự nhiên ☐
b) Tổng hai số thập phân có thể là số thập phân hoặc số tự nhiên ☐
c) Hiệu hai số thập phân không thể là số tự nhiên ☐
d) Hiệu hai số thập phân có thể là số thập phân hoặc số tự nhiên ☐
Câu 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Tính: \(48,75 - 8,75 - 12,5 - 7,5 = ?\)
A. 60 B. 42
C. 24 D. 20
Câu 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S :
a) \(36 – 4,5 + 1,5\)
\(= 36 \;– (4,5 + 1,5)\)
\(= 36\, – 6\)
\(= 30\) ☐
b) \(36 - 4,5 + 1,5\)
\(= 36 - (4,5 \,– 1,5)\)
\(= 36 - 3\)
\(= 33\) ☐
Câu 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một số thêm 2,1 thì bằng 1,5 thêm 3,4. Hãy tìm số đó.
A. 4,9 B. 0,6
C. 1,9 D. 2,8
Câu 5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Trung bình cộng của 3 số là 12. Số thứ nhất là 12,5. Số thứ hai là 12,3. Tìm số thứ ba.
A. 10,2 B. 11,2 C. 13,2
Câu 6. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) \(68,75 - 23,36 - 16,64\) ;
b) \(46 - 38,29 + 18,29\) ;
c) \(18,71 - 9,24 + 16,29 - 6,76\).
Câu 7. Tìm \(x\), biết:
\(a) \;41,75 + x + 27,3 = 100,5\) \(b) \;x + 27,9 - 93,7 = 48,75\)
Câu 8. Tổng của hai số là 19,1. Nếu giảm số hạng thứ nhất đi 4 lần và giữ nguyên số hạng thứ hai thì được tổng mới là 7,4. Tìm hai số đó.
Lời giải
Câu 1.
Phương pháp:
- Đọc kĩ các phát biểu và xác đinh tính đúng, sai của các phát biểu đó.
- Có thể lấy ví dụ để hiểu rõ hơn
Cách giải:
- Tổng hai số thập phân có thể là số thập phân hoặc số tự nhiên.
Ví dụ: \(1,5 + 2,26= 3,76\) ; \(4,4 + 5,6=10\).
Hiệu hai số thập phân có thể là số thập phân hoặc số tự nhiên.
Ví dụ: \(7,9 - 4,3= 3,6\) ; \(15,6 - 8,6=7\).
Vậy ta có kết quả như sau:
a) S; b) Đ; c) S; d) Đ.
Câu 2.
Phương pháp:
- Cách 1: Biểu thức chỉ có phép trừ nên ta tính lần lượt từ trái sang phải.
- Cách 2: Áp dụng công thức \(a-b-c-d =(a-b) -(c+d)\) để tính bằng cách thuận tiện.
Cách giải:
\(48,75 - 8,75 - 12,5 - 7,5 \)
\(= (48,75 - 8,75) - (12,5 + 7,5) \)
\(=40 - 20 =20\)
Chọn D.
Câu 3.
Phương pháp:
Áp dụng công thức \(a-b-c = a- (b+c)\) để tính bằng cách thuận tiện.
Cách giải:
\(36 - 4,5 + 1,5\)
\(= 36 - (4,5 – 1,5)\)
\(= 36 - 3\)
\(= 33\)
Vậy ta có kết quả như sau: a) S; b) Đ.
Câu 4.
Phương pháp:
- Tính tổng của hai số \(1,5\) và \(3,4\) .
- Tính số cần tìm ta lấy tổng của hai số \(1,5\) và \(3,4\) trừ đi \(2,1\).
Cách giải:
Tổng của hai số \(1,5\) và \(3,4\) là:
\(1,5 + 3,4=4,9\)
Số cần tìm là:
\(4,9-2,1=2,8\)
Chọn D.
Câu 5.
Phương pháp:
- Tìm tổng của \(3\) số \(=\) trung bình cộng của \(3\) số \(\times \, 3\).
- Tìm số thứ ba \(=\) tổng của \(3\) số \(-\) tổng của số thứ nhất và số thứ hai.
Cách giải:
Tổng của \(3\) số đó là:
\(12 \times 3 = 36\)
Số thứ ba là:
\(36 - (12,5 + 12,3)=11,2\)
Chọn B.
Câu 6.
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
+) \(a-b-c = a- (b+c)\) ;
+) \(a-b+c = a- (b-c)\);
+) \(a-b+c-d = (a+c )- (b+d)\)
Cách giải:
a) \(68,75 - 23,36 - 16,64\)
\( = 68,75 - \left( {23,36 + 16,64} \right)\)
\( = 68,75 - 40\)
\( = 28,75\)
b) \(46 - 38,29 + 18,29\)
\( = 46 - \left( {38,29 - 18,29} \right)\)
\( = 46 - 20\)
\( = 26\)
c) \(18,71 - 9,24 + 16,29 - 6,76\)
\( = (18,71 + 16,29) - (9,24 + 6,76)\)
\( = 35 - 16\)
\( = 19.\)
Câu 7.
Phương pháp:
Áp dụng quy tắc: Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Cách giải:
a) \(41,75 + x + 27,3 = 100,5\)
\(41,75 + 27,3 + x = 100,5\)
\(69,05 + x = 100,5\)
\(x = 100,5 - 69,05 \)
\(x= 31,45\)
b) \(x + 27,9 - 93,7 = 48,75\)
\(x + 27,9 = 48,75 + 93,7\)
\(x + 27,9 = 142,45\)
\(x = 142,45 - 27,9 \)
\(x= 114,55.\)
Câu 8.
Phương pháp:
- Vẽ sơ đồ dựa vào đề bài đã cho.
- Quan sát sơ đồ và lập luận để tìm số thứ nhất.
- Tìm số thứ hai \(=\) tổng của hai số \(-\) số thứ nhât.
Cách giải:
Theo đề bài ta có sơ đồ:
Vì giảm số hạng thứ nhất đi 4 lần và giữ nguyên số hạng thứ hai thì được tổng mới là 7,4 nên nhìn vào sơ đồ ta thấy \(\dfrac{3}{4}\) số hạng thứ nhất là:
\(19,1 - 7,4 = 11,7\)
Số hạng thứ nhất là :
\(11,7:\dfrac{3}{4} = 15,6\)
Số hạng thứ hai là :
\(19,1 - 15,6 = 3,5\)
Đáp số: Số thứ nhất: \(15,6 ;\)
Số thứ hai: \(3,5.\)
TẢ NGƯỜI
Unit 7. How do you learn English?
VIẾT THƯ
Unit 20. Which one is more exciting, life in the city or life in the countryside?
Bài 6: Kính già, yêu trẻ