Đề bài
Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Tổng của hai số là \(376\). Số thứ hai bằng \(\dfrac{3}{5}\) số thứ nhất. Tìm hai số đó.
a) Số thứ nhất là 141
Số thứ hai là 235
b) Số thứ nhất là 235
Số thứ hai là 141
Câu 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Hiệu hai số là 240. Tỉ số giữa hai số là \(\dfrac{7}{{12}}\). Tìm hai số đó.
A. 330 và 570
B. 336 và 576
C. 348 và 588
Câu 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Một ô tô đi trong 5 giờ được 225km. Hỏi ô tô đó đi trong 8 giờ được bao nhiêu ki-lô-mét?
a) 320km ☐
b) 345km ☐
c) 360km ☐
Câu 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Một tổ công nhân có 4 người làm xong một công việc trong 12 ngày. Nếu chỉ có 3 người thì làm xong công việc đó trong mấy ngày? (năng suất làm của mọi người như nhau và không thay đổi).
a) 200 ngày ☐
b) 18 ngày ☐
c) 16 ngày ☐
Câu 5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là 120m, chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{3}\)chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn đó.
A. 800m2 ☐
B. 864 m2 ☐
C. 3456 m2 ☐
Câu 6. Mẹ cho hai anh em 40 cái kẹo. Số kẹo của em gấp rưỡi số kẹo của anh. Hỏi mẹ cho mỗi người bao nhiêu cái kẹo?
Câu 7. Dùng một số tiền để mua gạo tẻ với giá 6000 đồng/1kg thì mua được 30kg. Với số tiền đó mua gạo nếp với giá 900 đồng/1kg thì được bao nhiêu ki-lô-gam?
Câu 8. Mua 5m vải hết 120 000 đồng. Hỏi mua 15m vải như thế hết bao nhiêu tiền?
Lời giải
Câu 1.
Phương pháp:
Tìm hai số theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách giải:
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(3 +5=8\) (phần)
Số thứ nhất là:
\(376 : 8 \times 5 =235\)
Số thứ hai là:
\(376 - 235 = 141\)
Đáp số: Số thứ nhất: \(235\);
Số thứ hai: \(141\).
Vậy ta có kết quả như sau:
a) S; b) Đ
Câu 2.
Phương pháp:
Tìm hai số theo dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Cách giải:
Tỉ số giữa hai số là \(\dfrac{7}{{12}}\) nên nếu coi số bé gồm \(7\) phần bằng nhau thì số lớn gồm \(12\) phần như thế.
Hiệu số phần bằng nhau là:
\(12 -7=5\) (phần)
Số bé là:
\(240: 5 \times 7 =336\)
Số lớn là:
\(336 + 240= 576\)
Đáp số: Số bé: \(336\);
Số lớn: \(576\).
Chọn B.
Câu 3.
Phương pháp:
Có thể giải bằng phương pháp rút về đơn vị:
- Tìm số ki-lô-mét ô tô đi được trong \(1\) giờ ta lấy số ki-lô-mét ô tô đi được trong \(5\) giờ chia cho \(5\).
- Tìm số ki-lô-mét ô tô đi được trong \(8\) giờ ta lấy số ki-lô-mét ô tô đi được trong \(1\) giờ nhân với \(8\).
Cách giải:
Trong \(1\) giờ ô tô đi được số ki-lô-mét là:
\(225:5 =45\;(km)\)
Trong \(1\) giờ ô tô đi được số ki-lô-mét là:
\(45 \times 8 = 360\;(km)\)
Đáp số: \(360km\).
Vậy ta có kết quả như sau:
a) S; b) S; c) Đ.
Câu 4.
Phương pháp:
Càng có ít người thì số ngày hoàn thành công việc càng nhiều. Đây là bài toán về quan hệ tỉ lệ.
Để giải bài toán về quan hệ tỉ lệ, ta có thể dùng phương pháp "rút về đơn vị" hoặc phương pháp "tìm tỉ số".
Cách giải:
\(1\) người làm xong công việc đó trong số ngày là:
\(12 \times 4 = 48 \) (ngày)
Nếu chỉ có 3 người thì làm xong công việc đó trong số ngày là:
\(48:3 =16\) (ngày)
Đáp số: \(16\) ngày.
Vậy ta có kết quả như sau: a) S; b) S; c) Đ.
Câu 5.
Phương pháp:
- Tính nửa chu vi \(=\) chu vi \( :2\).
- Tìm chiều dài, chiều rộng theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Tính diện tích \(=\) chiều dài \(\times \) chiều rộng.
Cách giải:
Nửa chu vi mảnh vườn đó là:
\(120:2=60;(m)\)
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(2 +3=5\) (phần)
Chiều rộng mảnh vườn đó là:
\(60 : 5 \times 2 =24\;(m)\)
Chiều dài mảnh vườn đó là:
\(60 - 24 =36 \;(m)\)
Diện tích mảnh vườn đó là:
\(36 \times 24 = 864 \;(m^2)\)
Đáp số: \(864m^2.\)
Chọn B.
Câu 6.
Phương pháp:
- Số kẹo của em gấp rưỡi số kẹo của anh tức là số kẹo của em bằng \(\dfrac{3}{2}\) số kẹo của em.
- Tìm số kẹo của mỗi người theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách giải:
Số kẹo của em gấp rưỡi số kẹo của anh tức là số kẹo của em bằng \(\dfrac{3}{2}\) số kẹo của em.
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(3 + 2 =5\) (phần)
Số kẹo của em là:
\(40 : 5 \times 3 = 24\)(cái)
Số kẹo của anh là :
\( 40 - 24 = 16\)(cái)
Đáp số: Em: \(24\) cái ;
Anh: \(16\) cái.
Câu 7.
Phương pháp:
- Tìm tổng số tiền ta lấy giá tiền mua \(1kg\) gạo tẻ nhân với số ki-lô-gam gạo tẻ.
- Tìm số ki-lô-gam gạo nếp mua được ta lấy tổng số tiền chia cho giá tiền mua \(1kg\) gạo nếp.
Cách giải:
Có tổng số tiền là:
\(6000 \times 30 = 180\,000\) (đồng)
Mua được số ki-lô-gam gạo nếp là:
\(180\,000:9000 = 20\;(kg)\)
Đáp số: \(20kg\).
Câu 8.
Phương pháp:
Càng mua nhiều vải thì số tiền càng nhiều. Đây là bài toán về quan hệ tỉ lệ.
Để giải bài toán về quan hệ tỉ lệ, ta có thể dùng phương pháp "rút về đơn vị" hoặc phương pháp "tìm tỉ số".
Cách giải:
Cách 1 (Rút về đơn vị):
Mua \(1m\) vải hết số tiền là:
\(120\,000:5 = 24\,000\) (đồng)
Mua \(15 m\) vải hết số tiền là:
\(24\,000 \times 15 = 360\,000\) (đồng)
Đáp số: \(360\,000\) đồng.
Cách 2 (Tìm tỉ số):
\(15m\) vải gấp \(5m\) vải số lần là:
\(15 : 5 = 3\) (lần)
Mua \(15m\) vải hết số tiền là:
\(120\,000 \times 3 = 360\,000\) (đồng)
Đáp số: \(360\,000\) đồng.
CHƯƠNG II: SỐ THẬP PHÂN. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN
Chuyên đề 1. Các bài toán về dãy số
Các thể loại văn tham khảo lớp 5
Bài tập cuối tuần 26
Unit 2: I Always Get Up Early. How About You?