Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Tiếng hát con tàu
Câu 1
Trả lời câu 1 trang 146 SGK Ngữ văn 12, tập 1
+ Con tàu: thời điểm sáng tác bài thơ chưa có tuyến đường sắt lên Tây Bắc, hình ảnh con tàu ở đây ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng về với nhân dân, hòa nhập vào cuộc sống lớn của đất nước.
+ Tây Bắc: nghĩa đen chỉ mảnh đất miền tây Bắc Bộ của nước ta, nghĩa biểu tượng chỉ cuộc sống rộng lớn, chỉ những miền đất xa xôi còn nhiều khó khăn của Tổ quốc.
→Ý nghĩa nhan đề Tiếng hát con tàu: tiếng hát say mê, hăm hở, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ.
→Ý nghĩa bốn câu đề từ: Tổ quốc vẫy gọi và tâm hồn nghệ sĩ hướng về nhân dân, về cuộc sống sôi nổi đang diễn ra trên mọi miền đất nước. Về với Tây Bắc cũng là về với nhân dân, về với chính mình, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo.
Câu 2
Trả lời câu 2 trang 146 SGK Ngữ văn 12, tập 1
Bố cục bài thơ (3 phần)
- Phần 1 (khổ 1,2): Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.
- Phần 2 (khổ 3 đến khổ 11): khát vọng về với nhân dân.
- Phần 3 (còn lại): khúc hát lên đường.
Câu 3
Trả lời câu 3 trang 146 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được thể hiện trong khổ thơ thứ 5 qua hàng loạt hình ảnh so sánh đặc sắc, đậm chất Tây Bắc:
+ "như nai về suối cũ": quen thuộc, gần gũi như nai tìm về suối cũ sau mùa khô.
+ "như cỏ đón giêng hai": háo hức, phấn chấn, hồi sinh như cỏ đón mùa xuân
+ "như chim én gặp mùa": ấm áp, hạnh phúc như chim én gặp mùa
+ "như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa": vui mừng, thỏa thuê, mãn nguyện
+ "như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa": dễ chịu, thoải mái, hạnh phúc.
→ So sánh liên hoàn với những hình ảnh đặc sắc diễn tả trọn vẹn và xúc động niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi về với nhân dân, về với nguồn cội, về với sự sống và ngọn nguồn cảm hứng.
Câu 4
Trả lời câu 4 trang 146 SGK Ngữ văn 12, tập 1
+ "Người anh du kích": kỷ niệm về tấm áo nâu suốt một đời vá rách anh cởi lại cho con trong đêm hi sinh và sự gắn bó sâu nặng gợi lên qua kỷ vật thiêng liêng của người đã khuất.
+ "Thằng em liên lạc": tình yêu thương, quý mến người em tận tụy, kiên nhẫn, thầm lặng hết lòng vì cách mạng.
+ "Người mế kháng chiến": đùm bọc, cưu mang những người con thương binh với tấm lòng nghĩa tình sâu nặng không gì đong đếm được.
→ Nhân dân hiện lên đôn hậu, anh hùng, bình dị, nghĩa tình. Nhà thơ bày tỏ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng đối với nhân dân, sự gắn bó ấy vừa cụ thể vừa thiêng liêng, vừa bình dị vừa cao quý.
Câu 5
Trả lời câu 5 trang 146 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- "Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp"/…/"Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia".
- "Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn".
- "Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".
Câu 6
Trả lời câu 6 trang 146 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Hình ảnh tả thực được chọn lọc tinh tế: "bản sương giăng", "đèo mây phủ", "lửa hồng soi tóc bạc", "chim rừng lông trở biếc",…
- Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ đặc sắc: "con tàu", "vầng trăng", "trái đầu xuân", "vàng ta đau trong lửa", "mặt hồng em", "suối lớn mùa xuân".
- Hình ảnh so sánh mới lạ: "như đông về nhớ rét", "như cánh kiến hoa vàng",…
→ Hệ thống hình ảnh độc đáo, sáng tạo khi xâu thành chuỗi kết thành chùm, khi xếp thành tầng thành lớp giúp bài thơ mở ra hàng loạt những liên tưởng bất ngờ, đậm màu sắc trí tuệ, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.
ND chính
Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.
Chương 6. Lượng tử ánh sáng
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12
Tác giả - Tác phẩm tập 1
Bài 18. Đô thị hóa
Một số tác giả, tác phẩm, nghị luận văn học, xã hội tham khảo