Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Xét văn bản khoa học Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX:
a. Văn bản trình bày những nội dung khoa học về văn học sử (bối cảnh phát triển văn học, các giai đoạn phát triển, các thành tựu tiêu biểu, những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945 đến hết TK XX).
b. Văn bản thuộc ngành khoa học xã hội (lĩnh vực nghiên cứu văn học).
c. Ngôn ngữ khoa học của văn bản có đặc điểm dễ nhận biết:
- Hệ thống đề mục rõ ràng, mạch lạc, logic, có tính liên kết chặt chẽ. Hệ thống này được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.
- Hệ thống các thuật ngữ khoa học mang đặc trưng của lĩnh vực văn chương: chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực, đại chúng hóa, chất suy tưởng, nguồn cảm hứng, phê bình văn học, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn…
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường:
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 76 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Tìm và phân tích tính lý trí, logic trong các thuật ngữ khoa học:
- Thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xưởng.
- Tính lý trí, logic:
+ Mỗi câu văn trong đoạn là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán logic. Câu nào cũng chứa các thuật ngữ thuộc khoa học lịch sử.
+ Đoạn văn không sử dụng biện pháp tu từ, không dùng từ đa nghĩa.
+ Cấu tạo đoạn văn chặt chẽ, logic và triển khai theo lối diễn dịch. Câu đầu nêu luận điểm, các câu sau đưa ra các minh chứng khẳng định luận điểm.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 76 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Viết đoạn văn thuộc loại khoa học phổ cập về bảo vệ môi trường:
Nước, không khí và đất đều là những tài nguyên vô giá trên Trái Đất. Chẳng những các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến thời tiết, khí hậu mà còn quyết định sự sống của muôn loài, trong đó có con người. Nhiều thập kỷ qua, những yếu tố này đã bị xâm phạm một cách thô bạo và ngày càng cằn cỗi, cạn kiệt. Điều đó kéo theo những hậu quả nhãn tiền ập xuống cuộc sống của chính con người. Hiệu ứng nhà kính, hiện tượng En-ni-nô, động đất, sóng thần, các loài động vật quý hiếm tuyệt chủng… Tất cả chỉ là bước dạo đầu cho cuộc hủy hoại môi trường sống khủng khiếp trong tương lai nếu con người còn từ chối cơ hội sửa sai của mình đối với Trái Đất.
Chương 4: Polime và vật liệu polime
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
CHƯƠNG II. DAO ĐỘNG CƠ
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC
Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ