Phần I
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
a. Tìm hiểu đề
- Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng anh Nguyễn Hữu Ân dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
- Bài viết cần một số ý chính sau:
+ Bàn luận về việc làm của Nguyễn Hữu Ân: nghĩa cử cao đẹp, giàu đức hi sinh, nhân ái, xứng đáng là tấm gương sáng của xã hội.
+ Lý giải, đề cao thời gian ý nghĩa, hữu ích trong cuộc đời mỗi người và lối sống cao đẹp.
+ Phê phán những thanh niên sống vị kỷ, vô tâm, đua đòi, lãng phí thời gian vô ích.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động để có quỹ đời ý nghĩa, cao đẹp.
- Chọn dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục và phong phú trong đời sống thực tế.
- Cần vận dụng các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
b. Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu tấm gương Nguyễn Hữu Ân, từ đó đặt vấn đề về chiếc bánh thời gian.
- Thân bài:
+ Tóm tắt và bình luận về những việc làm cao đẹp của Nguyễn Hữu Ân.
+ Phân tích, đề cao phẩm chất cao thượng, nhân ái, giàu đức hi sinh của thanh niên ngày nay. Cung cấp các dẫn chứng tiêu biểu trong thanh niên về lối sống này.
+ Phê phán lối sống vị kỷ, vô nghĩa, lãng phí thời gian của một bộ phận thanh niên.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Kết bài: bày tỏ suy nghĩ riêng của bản thân.
2.
- Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Diễn đạt cần cần chuẩn xác, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.
Luyện tập
Câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
- Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng thanh niên, sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời vô bổ mà bỏ qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở về xây dựng đất nước. Hiện tượng này diễn ra trong thế kỉ XX.
- Để bàn về hiện tượng, tác giả sử dụng thao tác phân tích, so sánh, bác bỏ.
+ Phân tích: thanh niên du học mải chơi, thanh niên trong nước không làm gì, họ sống già cỗi, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước.
+ So sánh: nêu hiện tượng sinh viên Trung Quốc chăm chỉ cần cù nhằm chấn hưng đất nước.
+ Bác bỏ: thế thì thanh niên của ta đang làm gì?...họ không làm gì cả.
c. Cách dùng từ, viết câu, diễn đạt độc đáo có tính thuyết phục cao: dẫn chứng cụ thể xác đáng; kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu như câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán;
d. Văn bản trên đem lại nhiều bài học cho thanh niên ngày nay:
+ Thanh niên luôn phải ý thức về sứ mệnh xây dựng đất nước trên đôi vai mình.
+ Cần chăm chỉ học tập và rèn luyện, dù sống trong hoàn cảnh nào.
+ Bồi đắp tinh thần trách nhiệm, sống có lý tưởng để cuộc đời có ý nghĩa và hữu ích.
Câu 2 (trang 69 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Lập dàn ý cho đề bài: Suy nghĩ về hiện tượng “nghiện” karaoke và internet của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Dàn ý:
MB: dẫn dắt về hiện tượng “nghiện” karaok/internet.
TB:
- Bày tỏ quan điểm: hiện tượng “nghiện” karaoke/internet đang tràn lan trong giới trẻ và là hiện tượng tiêu cực cần bị phê phán và khắc phục.
- Tác hại: gây lãng phí thời gian; tiêu tốn tiền của; xao nhãng ý chí; ảnh hưởng tới sức khỏe; hình thành lối sống ăn chơi đua đòi; dễ sa ngã gây nhiều hệ lụy xã hội đau lòng.
- Nguyên nhân: sự ham thích thái quá; thói lười biếng ỷ lại; lối sống đua đòi; thiếu mục đích sống; các cơ sở karaoke/internet tràn lan thiếu sự quản lý sát sao và tiềm ẩn nhiều thú vui độc hại; gia đình, nhà trường và xã hội chưa quan tâm đúng mức đến hiện tượng này…
- Giải pháp khắc phục:
+ Đối với mỗi cá nhân: tự ý thức về sự nguy hại của việc “nghiện” karaoke/internet, điều chỉnh lối sống; đặt ra mục đích sống và phấn đấu vươn tới lối sống lành mạnh, có ích.
+ Đối với gia đình, nhà trường: giáo dục và định hướng lối sống lành mạnh cho con cái,
+ Đối với xã hội: tuyên truyền, đặt ra các quy định tại các cơ sở karaoke/internet,…
KB: Khẳng định tác hại của hiện tượng và đề cao lối sống lành mạnh, có lý tưởng tốt đẹp.
CHƯƠNG 10. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
SOẠN VĂN 12 TẬP 1
Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
CHƯƠNG 3. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
CHƯƠNG X. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ