Ếch ngồi đáy giếng
Đẽo cày giữa đường
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)
Thực hành tiếng Việt bài 6
Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Kể lại một truyện ngụ ngôn
Tự đánh giá bài 6
Ghe xuồng Nam Bộ
Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
Thực hành tiếng Việt bài 10
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Viết bản tường trình
Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói
Tự đánh giá bài 10
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
Tự đánh giá cuối học kì II
Bài đọc
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Ếch ngồi đáy giếng
Nội dung chính
Nội dung chính
Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. |
Chuẩn bị 1
Chuẩn bị 1
Câu 1 (trang 4, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản trong SGK.
Lời giải chi tiết:
Truyện kể về các nhân vật nhái, cua, ốc, ếch, trâu. Ếch là nhân vật chính.
Chuẩn bị 2
Chuẩn bị 2
Câu 2 (trang 4, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản trong SGK
Lời giải chi tiết:
Bối cảnh của truyện diễn ra trong một cái giếng cạn với các loài sinh vật bé nhỏ.
Chuẩn bị 3
Chuẩn bị 3
Câu 3 (trang 4, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản trong SGK.
Lời giải chi tiết:
Truyện nêu lên bài học về lòng khiêm tốn và vai trò của việc học hỏi trau dồi để mở rộng hiểu biết, tầm nhìn. Trong cuộc sống, chúng ta cần nhận thức được giá trị của bản thân, biết mình đang đứng ở đâu và không ngừng nỗ lực học hỏi để trở nên tốt hơn; không nên huênh hoang tự đắc vì ngoài kia luôn có rất nhiều người tài giỏi hơn mình.
Chuẩn bị 4
Chuẩn bị 4
Câu 4 (trang 4, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Nhớ lại một số truyện ngụ ngôn đã học
Lời giải chi tiết:
Một số truyện ngụ ngôn đã học: Thầy bói xem voi, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay,…
Đọc hiểu
Đọc hiểu
(trang 4, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản trong SGK
Lời giải chi tiết:
Ếch bị một con trâu giẫm bẹp.
CH cuối bài 1
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 5, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản trong SGK
Lời giải chi tiết:
- Tính cách kiêu căng ngạo mạn.
- Một số chi tiết:
+ Hằng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.
+ Ếch cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung.
+ Nó oai như một vị chúa tể.
CH cuối bài 2
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 5, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản trong SGK
Lời giải chi tiết:
Bối cảnh câu chuyện là một cái giếng cạn. Trong cái giếng ấy, chỉ mình ếch có tiếng kêu ộp oạp to nhất nên nó bộc lộ tính cách vô cùng ngạo mạn kiêu căng, nghĩ mình là một vị chúa tể.
CH cuối bài 3
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 5, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản trong SGK.
Lời giải chi tiết:
Tác dụng: nêu lên nhân vật chính và bối cảnh của câu chuyện, góp phần khái quát về chủ đề sẽ được nhắc đến.
CH cuối bài 4
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 5, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản trong SGK, đặc biệt kết thúc truyện
Lời giải chi tiết:
Bài học:
- Cần phải cố gắng học hỏi mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết.
- Không nên huênh hoang ngạo mạn hay tự cho mình là nhất vì ngoài kia còn rất nhiều người tài giỏi, hiểu biết của mình chỉ là một hạt sạn trong sa mạc kiến thức rộng lớn.
CH cuối bài 5
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 5, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản trong SGK.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ như các ông thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi bảo thủ không chịu tiếp thu kiến thức mới, chỉ bằng cái sờ phiến diện mà luôn tự cho mình là đúng, là giỏi mà không quan tâm người khác nghĩ gì, có quan điểm ra sao.
CH cuối bài 6
CH cuối bài 6
Câu 6 (trang 5, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản trong SGK
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng đã để lại cho tôi nhiều bài học về cách ứng xử và việc phải nỗ lực không ngừng để vươn lên trong cuộc sống. Đầu tiên, hình tượng chú ếch kiêu ngạo coi trời bằng vung nhắc nhở tôi về việc phải không ngừng cố gắng để mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đồng thời tôn trọng mọi người xung quanh. Chúng ta nên đi nhiều hơn, học nhiều hơn để tích lũy thêm kinh nghiệm, vốn sống, thay đổi cách nhìn nhận về mọi thứ và dẹp bỏ thói kiêu căng ngạo mạn, học cách yêu thương khiêm tốn trước người khác.
Chương 4: Góc và đường thẳng song song
Unit 6: Be green
Unit: Welcome back
Bài 12
Unit 2. Family and friends
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7