Ếch ngồi đáy giếng
Đẽo cày giữa đường
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)
Thực hành tiếng Việt bài 6
Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Kể lại một truyện ngụ ngôn
Tự đánh giá bài 6
Ghe xuồng Nam Bộ
Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
Thực hành tiếng Việt bài 10
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Viết bản tường trình
Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói
Tự đánh giá bài 10
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
Tự đánh giá cuối học kì II
Bài đọc
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)
Nội dung chính
Nội dung chính
- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát. - Tục ngữ về con người, xã hội nhằm chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. |
Đọc hiểu 1
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 8, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK, chú ý số tiếng của các câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Hình thức ngắn gọn, mỗi câu chỉ dài một đến hai dòng.
Đọc hiểu 2
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 8, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK, hiểu nội dung từng câu tục ngữ để phân biệt
Lời giải chi tiết:
Đề tài của các câu tục ngữ trong văn bản là:
- Thời tiết, hiện tượng tự nhiên
- Lao động sản xuất
- Con người, xã hội
CH cuối bài 1
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK, chú ý số chữ, số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp
Lời giải chi tiết:
- Ngắn gọn, từ 1 đến 2 dòng, thường sử dụng vần lưng, ngắt nhịp linh hoạt (2/2, 3/2, 2/3, 3/4)
- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung, lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
CH cuối bài 2
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải chi tiết:
Câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng sử dụng biện pháp tu từ: so sánh => tác dụng: thấy được giá trị cũng như tầm quan trọng của đất đai
CH cuối bài 3
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ các câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Câu tục ngữ | Giá trị kinh nghiệm |
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa | Đoán trước thời tiết để sắp xếp công việc hợp lí |
Mưa tháng Ba hoa đất, Mưa tháng Tư hư đất. | Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp, phân bổ mùa màng. |
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống | Nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn |
Tấc đất tấc vàng | Đề cao giá trị của đất, nhắc nhở việc tận dụng đất trong quá trình trồng trọt, phê phán việc lãng phí đất |
Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. | Nói lên sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn |
=> Vai trò quan trọng trong việc lao động, sản xuất
CH cuối bài 4
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ các câu tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Câu tục ngữ | Nội dung nhắn gửi |
Cái răng, cái tóc là góc con người | Răng, tóc là phần thể hiện tính nết của con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người |
Một mặt người bằng mười mặt của | Răn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân |
Thương người như thể thương thân | Giáo dục con người biết yêu thương, vị tha |
Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. | Giáo dục về lối sống tập thể, tránh những tiêu cực cá nhân |
Học ăn, học nói, học gói, học mở. | Học cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người. |
CH cuối bài 5
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Chọn một câu tục ngữ mà em thích nhất và nêu lí do
Lời giải chi tiết:
Em thích câu “Thương người như thể thương thân” nhất vì nó khuyên nhủ chúng ta thương yêu người khác như chính bản thân mình
CH cuối bài 6
CH cuối bài 6
Câu 6 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK
Lời giải chi tiết:
Các câu tục ngữ vẫn còn hữu ích với cuộc sống ngày nay vì đây đều là các kinh nghiệm được người xưa và nay đúc kết dựa trên cơ sở thực tiễn, một số đã được khoa học chứng minh là đúng đắn và phù hợp.
Một số câu tục ngữ khác:
- Chớp đằng tây mưa dây bão giật
- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
- Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Chủ đề 2: Rèn luyện sự kiện trì và chăm chỉ
Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân
Đề thi học kì 1
Bài 3
Chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7