Ếch ngồi đáy giếng
Đẽo cày giữa đường
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)
Thực hành tiếng Việt bài 6
Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Kể lại một truyện ngụ ngôn
Tự đánh giá bài 6
Ghe xuồng Nam Bộ
Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
Thực hành tiếng Việt bài 10
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Viết bản tường trình
Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói
Tự đánh giá bài 10
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
Tự đánh giá cuối học kì II
Bài đọc
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Mây và sóng
Nội dung chính
Nội dung chính
- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc. - Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời. |
Chuẩn bị 1
Chuẩn bị 1
Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc trước bài thơ và tìm hiểu về tác giả
Lời giải chi tiết:
- R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Tagore Rabindranath), sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.
- Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.
- Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
- Phong cách sáng tác: thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.
- Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.
Chuẩn bị 2
Chuẩn bị 2
Câu 2 (trang 23, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Nhớ lại kỷ niệm và chia sẻ với bạn bè.
Lời giải chi tiết:
Hồi nhỏ tôi hay được mẹ cho chơi trò “giã gạo”, mỗi lần được mẹ nhấc bổng lên tôi lại cảm thấy rất vui và cười khúc khích. Cả nhà thấy tôi được mẹ nâng lên hạ xuống và cười nắc nẻ như vậy cùng cười rộ lên và vỗ tay cùng trêu đùa với mẹ con tôi.
Đọc hiểu 1
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, chú ý đoạn thơ đầu
Lời giải chi tiết:
Em bé tưởng tượng mình đang nói chuyện với những người trên mây…
Đọc hiểu 2
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, chú ý các hình ảnh thiên nhiên
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh thiên nhiên: mây, sóng, bầu trời, trăng, biển cả.
Đọc hiểu 3
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Khi nghe lời mời gọi rủ rê, hai lần, lần nào chú cũng ra vẻ băn khoăn nhưng, tình yêu thương mẹ vẫn luôn chiến thắng.
Sau khi đọc 1
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 25, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Về hình thức, văn bản là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ và cũng không có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng
Bài thơ có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt là biểu cảm và tự sự, miêu tả.
Sau khi đọc 2
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 25, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, chú ý số dòng, hình ảnh, bố cục tổ chức mỗi phần
Lời giải chi tiết:
* Giống nhau: theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.
* Khác nhau:
- Đối tượng: mây – sóng.
- Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
- Không gian: trên trời – dưới biển.
Sau khi đọc 3
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 25, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Nhưng em bé đã từ chối bởi vì “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
Sau khi đọc 4
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 25, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và nêu lên quan điểm của bản thân
Lời giải chi tiết:
Những trò chơi mà em bé tạo ra lại thú vị và hay hơn vì nó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ.
Sau khi đọc 5
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 25, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm là luôn có sự hiện diện của em và mẹ.
=> Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện rằng: Dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.
Sau khi đọc 6
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 25, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và nêu lên suy nghĩ của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Thông điệp về tình mẫu tử: Hạnh phúc chảng ở đâu xa, hạnh phúc ở ngay trần thế này, trong vòng tay âu yếm của mẹ. Và tình mẫu tử có sức mạnh giúp con người chống lại những cám dỗ trong cuộc đời.
Chương 1: Số hữu tỉ
Chủ đề 5. Ánh sáng
Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Presentation Skills
Unit 5: Food and Drinks
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7