Bài 1. Đọc: Tóc xoăn và tóc thẳng
Bài 1. Viết chữ hoa B
Bài 1. Từ chỉ hoạt động. Câu kiểu Ai là gì?
Bài 2. Đọc: Làm việc thật vui
Bài 2. Nghe - viết Làm việc thật vui
Bài 2. Mở rộng vốn từ Bạn bè
Bài 2. Nói và đáp lời chúc mừng, lời khen ngợi
Bài 2. Nói, viết lời cảm ơn
Bài 2. Đọc một bài thơ về Trẻ em
Bài 1. Đọc: Cô chủ nhà tí hon
Bài 1. Viết chữ hoa G
Bài 1. Từ chỉ hoạt động. Câu kiểu ai làm gì?
Bài 2. Đọc: Bưu thiếp
Bài 2. Nhìn - viết Ông tôi
Bài 2. Mở rộng vốn từ Gia đình (tiếp theo)
Bài 2. Nói đáp lời chào hỏi
Bài 2. Nói, viết lời xin lỗi
Bài 2. Đọc bài thơ về gia đình
Bài 1. Đọc: Cô chủ không biết quý tình bạn
Bài 1. Viết chữ hoa I
Bài 1. Từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm hỏi
Bài 2. Đọc: Đồng hồ báo thức
Bài 2. Nghe – viết Đồng hồ báo thức
Bài 2. Mở rộng vốn từ Đồ vật
Bài 2. Nói và đáp lời xin lỗi, lời từ chối
Bài 2. Giới thiệu đồ vật quen thuộc
Bài 2. Đọc một truyện về đồ vật hoặc con vật
Bài 3. Đọc: Đồ đạc trong nhà
Bài 3. Viết chữ hoa K
Bài 3. Từ chỉ đặc điểm Câu kiểu Ai thế nào?
Bài 4. Đọc: Cái bàn học của tôi
Bài 4. Nghe – viết Chị tẩy và em bút chì
Bài 4. Mở rộng vốn từ Đồ vật (tiếp theo)
Bài 4. Xem – kể Con chó nhà hàng xóm
Bài 4. Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc
Bài 4. Đọc một bài đọc về đồ vật hoặc con vật
Bài 1. Đọc: Bàn tay dịu dàng
Bài 1. Viết chữ hoa L
Bài 1. Từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm than
Bài 2. Đọc: Danh sách tổ em
Bài 2. Nghe – viết Bàn tay dịu dàng
Bài 2. Mở rộng vốn từ Trường học
Bài 2. Nói và đáp lời chia buồn, lời chia tay
Bài 2. Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc (tiếp theo)
Bài 2. Đọc một bài thơ về Trường học
Bài 3. Đọc: Yêu lắm trường ơi
Bài 3. Viết chữ hoa M
Bài 3. Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?
Bài 4. Đọc: Góc nhỏ yêu thương
Bài 4. Nghe – viết Ngôi trường mới. Phân biệt g/gh; au/âu, ac/at
Bài 4. Mở rộng vốn từ Trường học (tiếp theo)
Bài 4. Nghe – kể Loài chim học xây tổ
Bài 4. Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc (tiếp theo)
Bài 4. Đọc một bài văn về trường học
Bài 1. Đọc: Chuyện của thước kẻ
Bài 1. Viết chữ hoa N
Bài 1. Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai thế nào?
Bài 2. Đọc: Thời khoá biểu
Bài 2. Nghe – viết Chuyện của thước kẻ
Bài 2. Mở rộng vốn từ Trường học (tiếp theo)
Bài 2. Nói và đáp lời chào, lời khuyên bảo
Bài 2. Tả đồ vật quen thuộc
Bài 2. Đọc một truyện về bạn bè
Bài 3. Đọc: Khi trang sách mở ra
Bài 3. Viết chữ hoa O
Bài 3. Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai thế nào?
Bài 4. Đọc: Bạn mới
Bài 4. Nghe – viết Mỗi người một vẻ
Bài 4. Mở rộng vốn từ Trường học (tiếp theo)
Bài 4. Đọc – kể Chuyện của thước kẻ
Bài 4. Luyện tập tả đồ vật quen thuộc
Bài 4. Đọc một bài đọc về bạn bè
Bài 3. Đọc: Cô giáo lớp em
Bài 3. Viết chữ hoa P
Bài 3. Từ chỉ người, hoạt động. Đặt câu hỏi Ở đâu?
Bài 4. Đọc: Người nặn tò he
Bài 4. Nghe – viết Vượt qua lốc dữ
Bài 4. Mở rộng vốn từ Nghề nghiệp (tiếp theo)
Bài 4. Đọc – kể Mẹ của Oanh
Bài 4. Luyện tập tả đồ vật quen thuộc (tiếp theo)
Bài 4. Đọc một bài văn về tả nghề nghiệp
Phần I
Khởi động:
Chia sẻ với bạn về công việc của một người thân trong gia đình em theo gợi ý:
Phương pháp giải:
Em hãy chia sẻ về công việc của một người thân trong gia đình em theo gợi ý:
- Tên công việc
- Nội dung công việc
- Thời gian làm việc
Lời giải chi tiết:
- Nông dân
Mẹ tớ là một nông dân. Công việc hằng ngày của mẹ là chăm sóc lúa và hoa màu. Ngày nào mẹ cũng cặm cụi ở ngoài đồng bắt sâu, nhổ cỏ, tưới cây, bắt sâu,... Thời gian làm việc của mẹ không cố định. Tớ thường thấy mẹ đi làm từ khi sáng sớm. Có nhiều hôm trưa nắng mẹ vẫn phải gặp lúa. Có khi tối muộn mẹ mới về nhà.
- Bác sĩ
Bố của mình là một bác sĩ. Công việc hằng ngày của bố là chăm sóc, khám và chữa bệnh cho bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh. Bố làm việc theo ca. Có hôm bố phải trực ca đêm. Có nhiều lần bố có ca phẫu thuật xuyên đêm. Mình rất thương bố.
- Công nhân:
Bố mình là công nhân nhà máy. Bố làm việc tám tiếng hằng ngày. Đi làm từ sáng và chiều tối trở về nhà. Công việc của bố vô cùng nặng nhọc. Chiều bố về, mình thấy người bố lấm lem và đẫm mồ hôi. Mình rất thương bố.
Phần II
Đọc:
Mẹ của Oanh
Năm học này, cô Quyên được phân công dạy lớp 2A. Giờ Tiếng Việt, cô cho các bạn giới thiệu về công việc của bố mẹ mình. Lan hãnh diện với bạn bè vì có mẹ là bác sĩ. Tuấn say sưa kể về những cỗ máy mà bố cậu chế tạo.
Tới lượt Oanh, em đang lúng túng thì Quân nói:
- Thưa cô, mẹ bạn ấy quét dọn trong trường mình đấy ạ.
Cô giáo cảm ơn Quân rồi trìu mến nhìn về phía Oanh. Sau vài giây sững lại, Oanh bước lên trước lớp:
- Mẹ em là cô lao công của trường mình. Hằng ngày, mẹ quét sân, quét lớp, thu gom và phân loại rác,... Cuối giờ học, em thường ở lại giúp mẹ và chờ mẹ chở về.
Cô giáo tươi cười bảo:
- Nhờ Có mẹ bạn Oanh mà trường mình luôn sạch sẽ. Oanh còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ mẹ. Em thật đáng khen!
Khi cô vừa dứt lời, tiếng vỗ tay vang lên. Khuôn mặt Oanh ửng đỏ và đôi môi khẽ nở nụ cười.
Hoàng Ly
• Hãnh diện: cảm thấy hài lòng về điều gì đó, thể hiện niềm vui ra bên ngoài.
• Lao công: người làm công việc quét dọn, làm vệ sinh,...
Phần III
Cùng tìm hiểu:
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ thái độ của Lan và Tuấn khi nói về công việc của bố mẹ mình.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ nhất từ đầu đến “...bố cậu chế tạo”
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ chỉ thái độ của Lan và Tuấn khi nói về công việc của bố mẹ mình là: hãnh diện, say sưa.
Câu 2
Câu 2: Mẹ của Oanh làm công việc gì ở trường?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh hoặc đọc lời của Quân nói, lời của Oanh kể về mẹ mình.
Lời giải chi tiết:
Mẹ của Oanh là cô lao công ở trường.
Câu 3
Câu 3: Khi các bạn vỗ tay, Oanh cảm thấy thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn cuối bài từ “Khi cô vừa dứt lời...” đến hết.
Lời giải chi tiết:
Khi các bạn vỗ tay, khuôn mặt bạn đỏ ửng và đôi môi kẽ nở nụ cười. Cũng như bao bạn bè khác, Oanh cũng tự hào và trân trọng nghề nghiệp của bố mẹ mình.
Câu 4
Câu 4: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện giúp em hiểu rằng: Người làm nghề gì cũng đáng quý.
Ghi nhớ
Nội dung chính: Người làm nghề gì cũng đáng quý. Liên hệ bản thân: Kính trọng, biết ơn người lao động. Trân trọng nghề nghiệp của bố mẹ mình. |
Phần IV
Cùng sáng tạo Nghề nào cũng quý
Câu 1:
Đố bạn:
Nghề gì bạn với vữa vôi
Xây nhà cao đẹp, bạn – tôi đều cần?
(Là nghề gì?)
Ai mặc áo trắng
Có chữ thập xinh
Cho thuốc chúng mình
Mau mau lành bệnh?
(Là nghề gì?)
Phương pháp giải:
Em dựa vào các gợi ý để giải đố:
- Câu đố số 1: phải sử dụng vữa vôi, xây nhà
- Câu đố số 2: trang phục là áo trắng có chữ thập, cho thuốc chữa bệnh
Lời giải chi tiết:
- Câu đố số 1: thợ xây
- Câu đố số 2: bác sĩ
Câu 2
Câu 2: Nói 1 – 2 câu về nghề nghiệp em vừa tìm được ở câu đố (hoặc về một nghề mà em biết)
Phương pháp giải:
Em nói về nghề nghiệp dựa trên các gợi ý:
- Tên nghề nghiệp
- Đặc điểm của nghê (trang phục, công việc)
- Thời gian làm việc
- Lợi ích của nghề
Lời giải chi tiết:
- Nghề thợ xây:
Nghề thợ xây là một công việc nặng nhọc và vất vả. Ngày ngày phải tiếp xúc với gạch, vôi vữa,... Thường xuyên phải làm việc giữa trời nắng, hoặc ở trên cao,... Nhờ công sức của bác thợ xây chúng ta mới có những ngôi nhà vững chắc và xinh đẹp.
- Nghề bác sĩ
Nghề bác sĩ là công việc chữa bệnh, cứu người. Trang phục của bác sĩ là áo blouse trắng, có chữ thập đỏ. Đây là công việc vất vả, phải làm việc bất kể đêm ngày.
- Nghề nhà giáo.
Giáo viên là nghề nghiệp dạy học, dạy làm người. Mỗi người giáo viên tới trường cũng giống như người mẹ thứ hai của chúng ta. Giáo viên dạy ta từng con chữ, dạy cách tính toán, dạy cách ứng xử, dạy lễ phép,... Về nhà, các thầy cô lại cặm cụi chấm bài, cặm cụi soạn bài.
Unit 11
Chủ đề 6. THỂ HIỆN CẢM XÚC BẢN THÂN
Chủ đề 3: VUI BƯỚC TỚI TRƯỜNG
Chủ đề: Trường học
UNIT 0: WELCOME
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2