Bài 1. Đọc: Tóc xoăn và tóc thẳng
Bài 1. Viết chữ hoa B
Bài 1. Từ chỉ hoạt động. Câu kiểu Ai là gì?
Bài 2. Đọc: Làm việc thật vui
Bài 2. Nghe - viết Làm việc thật vui
Bài 2. Mở rộng vốn từ Bạn bè
Bài 2. Nói và đáp lời chúc mừng, lời khen ngợi
Bài 2. Nói, viết lời cảm ơn
Bài 2. Đọc một bài thơ về Trẻ em
Bài 1. Đọc: Cô chủ nhà tí hon
Bài 1. Viết chữ hoa G
Bài 1. Từ chỉ hoạt động. Câu kiểu ai làm gì?
Bài 2. Đọc: Bưu thiếp
Bài 2. Nhìn - viết Ông tôi
Bài 2. Mở rộng vốn từ Gia đình (tiếp theo)
Bài 2. Nói đáp lời chào hỏi
Bài 2. Nói, viết lời xin lỗi
Bài 2. Đọc bài thơ về gia đình
Bài 1. Đọc: Cô chủ không biết quý tình bạn
Bài 1. Viết chữ hoa I
Bài 1. Từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm hỏi
Bài 2. Đọc: Đồng hồ báo thức
Bài 2. Nghe – viết Đồng hồ báo thức
Bài 2. Mở rộng vốn từ Đồ vật
Bài 2. Nói và đáp lời xin lỗi, lời từ chối
Bài 2. Giới thiệu đồ vật quen thuộc
Bài 2. Đọc một truyện về đồ vật hoặc con vật
Bài 3. Đọc: Đồ đạc trong nhà
Bài 3. Viết chữ hoa K
Bài 3. Từ chỉ đặc điểm Câu kiểu Ai thế nào?
Bài 4. Đọc: Cái bàn học của tôi
Bài 4. Nghe – viết Chị tẩy và em bút chì
Bài 4. Mở rộng vốn từ Đồ vật (tiếp theo)
Bài 4. Xem – kể Con chó nhà hàng xóm
Bài 4. Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc
Bài 4. Đọc một bài đọc về đồ vật hoặc con vật
Bài 1. Đọc: Bàn tay dịu dàng
Bài 1. Viết chữ hoa L
Bài 1. Từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm than
Bài 2. Đọc: Danh sách tổ em
Bài 2. Nghe – viết Bàn tay dịu dàng
Bài 2. Mở rộng vốn từ Trường học
Bài 2. Nói và đáp lời chia buồn, lời chia tay
Bài 2. Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc (tiếp theo)
Bài 2. Đọc một bài thơ về Trường học
Bài 3. Đọc: Yêu lắm trường ơi
Bài 3. Viết chữ hoa M
Bài 3. Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?
Bài 4. Đọc: Góc nhỏ yêu thương
Bài 4. Nghe – viết Ngôi trường mới. Phân biệt g/gh; au/âu, ac/at
Bài 4. Mở rộng vốn từ Trường học (tiếp theo)
Bài 4. Nghe – kể Loài chim học xây tổ
Bài 4. Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc (tiếp theo)
Bài 4. Đọc một bài văn về trường học
Bài 1. Đọc: Chuyện của thước kẻ
Bài 1. Viết chữ hoa N
Bài 1. Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai thế nào?
Bài 2. Đọc: Thời khoá biểu
Bài 2. Nghe – viết Chuyện của thước kẻ
Bài 2. Mở rộng vốn từ Trường học (tiếp theo)
Bài 2. Nói và đáp lời chào, lời khuyên bảo
Bài 2. Tả đồ vật quen thuộc
Bài 2. Đọc một truyện về bạn bè
Bài 3. Đọc: Khi trang sách mở ra
Bài 3. Viết chữ hoa O
Bài 3. Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai thế nào?
Bài 4. Đọc: Bạn mới
Bài 4. Nghe – viết Mỗi người một vẻ
Bài 4. Mở rộng vốn từ Trường học (tiếp theo)
Bài 4. Đọc – kể Chuyện của thước kẻ
Bài 4. Luyện tập tả đồ vật quen thuộc
Bài 4. Đọc một bài đọc về bạn bè
Bài 3. Đọc: Cô giáo lớp em
Bài 3. Viết chữ hoa P
Bài 3. Từ chỉ người, hoạt động. Đặt câu hỏi Ở đâu?
Bài 4. Đọc: Người nặn tò he
Bài 4. Nghe – viết Vượt qua lốc dữ
Bài 4. Mở rộng vốn từ Nghề nghiệp (tiếp theo)
Bài 4. Đọc – kể Mẹ của Oanh
Bài 4. Luyện tập tả đồ vật quen thuộc (tiếp theo)
Bài 4. Đọc một bài văn về tả nghề nghiệp
Phần A
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG CÂU CHUYỆN SAU:
(Mỗi học sinh đọc khoảng 60 tiếng.)
Cá chuồn tập bay
Cá chuồn con chưa bao giờ được bay lên khỏi mặt nước. Phong cảnh dưới lòng biển đã đẹp nhưng trên khoảng không cũng lắm điều kì thú. Vào một buổi sáng mùa thu, nước biển trong vắt, cá chuồn con được mẹ đưa đi tập bay. Bài học bay mẹ dạy, chú đã thuộc lòng, vậy mà chú vẫn hồi hộp.
Tiếng hô "Phóng!" của mẹ vừa dứt, chú vút lên như một mũi tên. Toàn thân chú đột nhiên nhẹ bỗng, sáng lấp lánh trong ánh mặt trời. Một khung cảnh mới mẻ, tươi đẹp mở oà ra trước mắt. Những con tàu bồng bềnh trên mặt nước. Những con sóng bọt tung trắng xoá. Đàn hải âu dập dờn phía xa.
Cá chuồn xoè đôi cánh trước ngực, liệng một đường thật ngoạn mục rồi lại nhẹ nhàng đáp xuống mặt nước. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng mấy giây đồng hồ. Giờ đây, chuồn con đã biết thế nào là bầu trời bao la. Và một điều còn quan trọng hơn thế là chú đã trở thành cá chuồn thật sự.
Theo Trần Đức Tiến
Phần B
B. ĐỌC BÀI SAU:
Bữa tiệc ba mươi sáu món
Trước hôm nghỉ Tết, cô Dung nói với cả lớp: "Ngày mai, chúng ta bày tiệc tiễn năm cũ, đón năm mới. Mỗi em hãy mang tới lớp một món đãi bạn."
Bạn Hưng góp kẹo trái cây. Bạn Nhung góp những trái vú sữa tròn vo căng mọng hái từ vườn nhà. Bạn Hương góp mứt dừa làm cùng bà ngoại. Mỗi bạn một món, đủ thứ. Đã có bánh da lợn ướt, lại có bánh lỗ tai heo khô cong, giòn rụm. Đã có hạt dưa nhỏ bằng móng ngón tay út sơn son, lại có bánh phồng khoai to, tròn vo. Còn những miếng dưa hấu mới xẻ thì cong vút như cái miệng rộng cười hết cỡ. Khó mà kể hết các món ngon trong một bữa tiệc lớn như vậy.
Bữa tiệc của ba mươi lăm bạn lớp 2B có đến ba mươi sáu món. Món nào cũng ngon và lạ. Chưa kịp biết hết tên thì đã hết sạch!
Theo Trần Quốc Toàn
• Tết (Tết Nguyên đán, Tết ta, Tết âm lịch, Tết truyền thống): những ngày cuối cùng là đầu tiên của năm âm lịch, vào đầu mùa xuân.
Câu 1
Dựa vào bài đọc trên, em hãy:
1. Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Để bày tiệc đón năm mới cho lớp, cô Dung đã đề nghị các bạn làm gì?
b. Ba bạn Hưng, Nhung, Hương đã góp những món nào?
c. Nội dung chính của câu chuyện là gì?
d. Dòng nào dưới dây gồm tên riêng chỉ người?
e. Trong câu “Ngày mai, chúng ta bày tiệc năm cũ, đón năm mới.”, các từ ngữ nào chỉ hoạt động?
Phương pháp giải:
a. Em hãy đọc kĩ đoạn văn thứ 1.
b. Em đọc đoạn văn thứ 2, chú ý phần đầu.
c, d, e. Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
a. Để bày tiệc đón năm mới cho lớp, cô Dung đã đề nghị các bạn: Mỗi bạn mang một món đãi bạn.
b. Ba bạn Hưng, Nhung, Hương đã góp những món:
- kẹo trái cây, vú sữa, mứt dừa
c. Nội dung chính của câu chuyện là:
- kể về bữa tiệc cuối năm
d. Dòng chỉ gồm tên riêng chỉ người là:
- Hưng, Nhung, Hương
e. Trong câu “Ngày mai, chúng ta bày tiệc năm cũ, đón năm mới.” có những từ chỉ hoạt động là:
- bày, đón, tiễn
Câu 2
Câu 2: Viết câu trả lời cho câu hỏi sau:
Vì sao bữa tiệc có đến ba mươi sáu món?
Phương pháp giải:
Em nhớ lại lời cô giáo nói trong câu chuyện và sĩ số của cả lớp.
Lời giải chi tiết:
Vì ba mươi lăm bạn trong lớp và cô giáo, mỗi người đã mang một món đến nên bữa tiệc có ba mươi sáu món.
Phần C
C. VIẾT
Câu 1: Nghe – viết: Bữa tiệc ba mươi sáu món (từ Mỗi bạn một món đến tròn vo)
Mỗi bạn một món, đủ thứ. Đã có bánh da lợn ướt, lại có bánh lỗ tai heo khô cong, giòn rụm. Đã có hạt dưa nhỏ bằng móng ngón tay út sơn son, lại có bánh phồng khoai to, tròn vo.
Câu 2
Câu 2: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống. Viết hoa chữ đầu câu:
Bữa tiệc cuối năm của lớp em thật tuyệt □ cả lớp đều vui vẻ □ cô Dung cũng rất vui □
Phương pháp giải:
Em điền dấu câu phù hợp, chú ý viết hoa sau dấu câu.
Lời giải chi tiết:
Bữa tiệc cuối năm của lớp em thật tuyệt! Cả lớp đều vui vẻ. Cô Dung cũng rất vui.
Câu 3
Câu 3: Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi ô hoa:
Theo Trần Quốc Toàn
Phương pháp giải:
Em đọc thật kĩ để điền d hoặc gi thích hợp vào mỗi ô hoa.
Lời giải chi tiết:
Bác dưa hấu cười anh mứt mãng cầu bị bịt mắt trong miếng giấy. Trông anh giống hệt như đang chơi trò bịt mắt bắt dê ngay trên bàn tiệc.
Câu 4
Câu 4: Viết 4 – 5 câu giới thiệu một đồ dùng học tập theo gợi ý:
- Em sẽ giới thiệu đồ vật gì?
- Đồ vật đó có những bộ phận nào?
- Đồ vật đó giúp gì cho em?
Phương pháp giải:
Em viết 4 – 5 câu dựa theo những gợi ý mà đề bài đã đưa ra.
Lời giải chi tiết:
Em có rất nhiều đồ dùng học tập, nhưng gần gũi nhất với em là chiếc bút mực. Bút mực có hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn. Chiều dài khoảng độ một gang tay của em. Chiếc bút có nắp màu hồng dễ thương và thân bút màu trắng. Nút cài của bút màu tim tím. Vỏ bút làm bằng nhựa bên trong còn có bộ phận để chứa mực. Bút mực là người bạn kiên nhẫn cùng em luyện viết từng nét chữ hằng ngày. Em rất yêu bút. Em sẽ giữ gìn bút thật cẩn thận.
Phần D
D. NGHE ĐỌC CÂU CHUYỆN SAU:
Dòng suối và viên nước đá
Trong cơn mưa đá, một viên nước đá lóng lánh như kim cương rơi xuống ven suối. Dòng suối trông thấy, liền vui vẻ nói:
- Chào bạn, mời bạn cùng đi với mình để ra sông, về biển!
Viên nước đá khinh khỉnh đáp:
- Anh đục ngầu thế kia, tôi đi cùng sao được! Trời xanh kia mới là bạn của tôi!
Dòng suối cười xoà rồi ào ào chảy ra sông, xuôi về biển cả. Viên nước đá trơ lại một mình. Một lát sau, nó tan ra rồi biến mất.
Theo Dương Văn Thoa
Câu 1
Câu 1: Dựa vào câu chuyện vừa nghe, chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Hai nhân vật nào có trong câu chuyện?
b. Viên nước đá có thái độ thế nào khi dòng suối mời nó cùng đi?
c. Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Phương pháp giải:
a. Em đọc đoạn hội thoại chú ý xem hai nhân vật nào đang nói chuyện với nhau.
b. Chú ý thái độ của viên nước đá trước khi đáp lời.
c. Em đọc đoạn văn cuối cùng
Lời giải chi tiết:
a. Hai nhân vật có trong câu chuyện là: dòng suối, viên nước đá.
b. Viên nước đá có thái độ xem thường khi dòng suối mời nó cùng đi.
c. Kết thúc của câu chuyện là:
- Dòng suối chảy đi, viên nước đá tan ra và biến mất.
Câu 2
Câu 2: Nói về điều em học được từ câu chuyện Dòng suối và viên nước đá.
Phương pháp giải:
Từ thái độ của viên nước đá và kết cục của nó em hãy tự rút ra bài học cho mình.
Lời giải chi tiết:
Điều em học được sau khi đọc xong câu chuyện là: Không nên có thái độ ngạo mạn, kênh kiệu. Chúng ta cần biết tôn trọng mọi người xung quanh mình.
TIẾNG VIỆT 2 TẬP 1 - CÁNH DIỀU
VBT TIẾNG VIỆT 2 TẬP 2 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề 4. Mùa xuân VBT Âm nhạc 2
REVIEW 4
Unit 5: Where's the ball?
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2