Đề bài
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã có phận nấy.
Phận là cái phận mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người.Phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi,… Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi, là đã phải lo làm ăn mong kế nghiệp cha, anh. Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm thầy. Sinh ra nó ở phận nào , theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi.
Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường. Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định. Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở.
Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt đầu ngập ngừng? Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khỏe tăng nhanh, kiến thức tích lũy đã khá, sống như thế nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận. Cơ hội cũng chia đều sàn sàn cho mọi người.
Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy, cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình là phải trải qua cả một thời gian dài.
Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí.
(Thanh niên và số phận – Nguyễn Khắc Viện, dẫn theo Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập 2, trang 139)
Câu 1. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2. Theo tác giả đoạn trích, vì sao đại đa số thanh niên thời trước không suy nghĩ trăn trở nhiều về số phận của bản thân?
Câu 3. Theo Nguyễn Khắc Viện, vì sao thanh niên thời nay cần phải suy nghĩ, trăn trở về số phận?
Câu 4. Theo tác giả, những yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đối với thành công và hạnh phúc của một con người trong thời đại ngày nay?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sức mạnh của niềm tin và đạo lí.
Câu 2:
Về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, có ý kiến cho rằng: “Tô Hoài không chỉ có tài năng bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật mà còn có tấm lòng nhân đạo sâu sắc.”
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong “đêm tình mùa xuân” để làm sáng tỏ ý kiến.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Thao tác lập luận chủ yếu là: so sánh.
Câu 2:
- Đại đa số thanh niên thời trước không suy nghĩ, trăn trở về số phận vì: ai đã có phận nấy, như người xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Qua cách nói hình ảnh tác giả đã nói lên hiện tượng thanh niên trong xã hội xưa phải tuân theo sự sắp đặt của gia đình và hoàn toàn thụ động không được quyết định số phận của bản thân.
Câu 3:
Thanh niên thời nay cần phải suy nghĩ, trăn trở về số phận vì:
- Tuy cái phận vẫn còn nhưng trước mắt mọi người vẫn luôn mở ra những con đường mới, giúp thanh niên thay đổi số phận.
- Cơ hội được chia đều cho mọi người.
- Ngày nay, thanh niên có quyền được lựa chọn và cố gắng, ngoài ra còn có sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của mỗi cá nhân.
Câu 4:
- Theo tác giả, yếu tố có nghĩa ý quyết định đối với sự thành công và hạnh phúc của mỗi người trong thời đại ngày nay là: “Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định”.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
1. Giải thích
- Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trongcuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định. Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là sức mạnh tinh thần, giúp conngười làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định.
- Đạo lý là nghĩa lý phù hợp khuôn phép, chuẩn mực đạo đức xã hội.
2. Phân tích, bình luận
a. Vì sao cần có sức mạnh niềm tin và đạo lí trong cuộc đời
- Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở.
- Vì cuộc đời không bao giờ lường hết cho ta những hiểm nguy, cuộcsống của chúng ta luôn có những tổn thương bất ngờ nên cần có niềm tin đểvượt qua.
→ Niềm tin là yếu tố quan trọng giúp con người vượt qua những khó khăn, giông bão trong cuộc đời. Niềm tin giúp ta có động lực để làm bất cứ điều gì để đạt được thành công.
- Đạo lí là nguyên tắc để chúng ta hành động, là giới hạn của chúng ta trước những điều xấu, những việc làm sai.
→ Vì vậy, niềm tin phải luôn đi kèm với đạo lý. Làm điều mình tin tưởng nhưng phải phù hợp với luân lí, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
b. Biểu hiện của sức mạnh niềm tin và đạo lí trong cuộc đời
- Luôn lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước bất kì khó khăn, thửthách nào.
- Hành động dựa vào sự tin tưởng vào những điều mình đã lựa chọn.
- Tỉnh táo để tìm những lời giải cho những bài toán mà cuộc sống đặtra cho chúng ta.
- Biết truyền niềm tin, niềm lạc quan cho người khác và cho cộngđồng. Luôn sống theo những chuẩn mực đạo lí của cha ông, của cộng đồng – xã hội.
c. Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, phân tích ngắn gọn.
d. Mở rộng
- Niềm tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phảichỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dưa trên những thực lực thựctế.
- Niềm tin của mỗi người cần phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Không nên tin vào những điều phù phiếm rồi dẫn đến những hành động trái với luân thường đạo lý.
→ Niềm tin phải xuất phát từ chuẩn mực đạo đức, phù hợp với truyền thống, văn hóa của dân tộc.
3. Bài học hành động và liên hệ bản thân
- Em có những niềm tin vào bản thân, gia đình và xã hội như thế nào.Em đã và đang làm gì để thực hiện hóa niềm tin ấy.
- Em thấy vấn đề đạo lí trong xã hội hiện nay có gì đáng để tâm?
- Liên hệ bản thân.
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
2.1 Giải thích ý kiến:
- Tâm lí, tính cách con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét cho cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình.
- Chủ nghĩa nhân đạo (còn gọi là chủ nghĩa nhân văn) là toàn bộ những tư tưởng quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị của con người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp. Chủ nghĩa nhân đạo không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần , mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất…) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại.
- Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo rất đa dạng, là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm quý trọng các giá trị của con người, nhưng trong văn học có thể phân ra bốn biểu hiện chính, đó là: thông cảm, thấu hiểu cho số phận con người; khám phá và tôn vinh vẻ đẹp con người; tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người; nâng niu ước mơ của con người hay mở ra một tương lai tươi sáng cho con người.
2.2 Giới thiệu nhân vật Mị:
- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị”. Mị như bông hoa ban giũa núi rừng Tây Bắc.
- Tài năng: thổi lá hay như thổi sáo. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo mị.
- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:
+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”
+ Tự ti vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”
+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”
→ Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.
2.3 Diễn biến tâm trạng trong đêm tình mùa xuân:
* Hoàn cảnh Mị: bị bắt làm con dâu gạt nợ.
* Nguyên nhân thức dậy sức sống tiềm tàng:
- Khung cảnh ngày xuân:
+ Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ,…
+ Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà …
- Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động:
+ Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể):
> Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại.
> Văng vẳng ở đầu làng.
> Lửng lơ bay ngoài đường.
> Rập rờn trong đầu Mị.
+ Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng).
+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức ⟶ tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng.
→ Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.
- Hơi rượu:
+ Uống cả hũ rượu
+ Uống ực từng bát
⟶ Say lịm mặt ngồi đấy ⟶ Lãng quên hiện tại ⟶ Sống lại quá khứ.
2.4 Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình:
* Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:
- Sức sống tiềm tàng:
+ Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”
+ Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
- Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng. Trong hơi rượu ⟶ sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy
- Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.
+ Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng. ⟶ thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.
+ Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.
- Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng: Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi.
⟶ A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị.
⟶ Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.
- Sáng hôm sau Mị tỉnh lại, quay về thực tại, nhận ra tình thế bi đát của mình:
+ Những dây trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt.
⟶ Thấy mình không bằng con ngựa ở bên kia vách.
2.5 Đánh giá:
- Bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Lấy việc miêu tả tâm lí làm điểm tựa để phân tích rõ tính cách của nhân vật.
- Giá trị nhân đạo:
+ Tin tưởng vào bản chất người luôn tiềm tàng trong mỗi con người: khát vọng sống mãnh liệt.
+ Niềm cảm thông sâu sắc của Tô Hoài đối với những số phận bất hạnh, bị tước đoạt quyền sống, bị lăng nhục, đày đọa mà tiêu biểu là Mị. Một người con giá trẻ trung, yêu đời bị đày đọa khủng khiếp trong tù ngục nhà thống lí Pá Tra đang bị chết dần, chết mòn vì khổ đau.
+ Tố cáo gay gắt thế lực phong kiến miền núi tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của nhân dân lao động .
3. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 12
CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 12
GIẢI TÍCH - TOÁN 12 NÂNG CAO
Unit 6. Future Jobs