Khởi động
Nội dung câu hỏi:
Em nghĩ gì về những bạn nhỏ không có nhà để ở?
Phương pháp giải:
Em viết suy nghĩ của bản thân về những bạn nhỏ không có nhà để ở.
Lời giải chi tiết:
Những bạn nhỏ không có nhà để ở thật đáng thương. Ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực, không được đầy đủ so với các bạn cùng lứa tuổi. Trời mưa bão, không có chỗ trú mưa, trời nắng cũng không có chỗ tránh nắng. Ngày không ngủ ngon, đêm không thể yên giấc.
Câu 1
Nội dung câu hỏi:
1. Bức thư này được gửi cho ai? Tình huống nào khiến bạn nhỏ viết thư cho người đó?
Phương pháp giải:
Em đọc phần mở đầu của bức thư để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Bức thư này được gửi cho bạn nhỏ không có nhà để ở trong tờ báo. Tình huống là bố bạn nhỏ mang về một tờ báo và bảo:“Con đọc đi. Con đã quý ngôi nhà còn chật chội và đơn sơ của mình, con sẽ càng quý nó hơn nếu biết rằng hiện nay trên Trái Đất còn biết bao bạn không có nhà ở". Bạn nhỏ đọc được bài báo viết về bạn nhỏ không có nhà và thông cảm với hoàn cảnh của bạn nhỏ nên đã viết thư gửi bạn nhỏ không có nhà để ở.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
2. Nêu nội dung chính của bức thư.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ phần chính của bức thư để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính của bức thư là gửi lời hỏi thăm, an ủi của bạn nhỏ về hoàn cảnh của các bạn nhỏ không có nhà để ở, thể hiện sự đồng cảm, cảm thương với bạn nhỏ không có nhà và nêu lên ước mơ để các bạn có một mái nhà để các bạn có thể chung sống.
Câu 3
Nội dung câu hỏi:
3. Những câu hỏi dưới đây của người viết thư thể hiện điều gì?
Bạn ơi, thế bạn ăn cơm ở đâu? Trời mưa, bạn làm thế nào để khỏi ướt? Những đêm rét như đêm qua, bạn nằm ở đâu mà ngủ?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu hỏi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những câu hỏi đó thể hiện sự cảm thông và chia sẻ của người viết thư về hoàn cảnh của bạn nhỏ không có nhà để ở.
Câu 4
Nội dung câu hỏi:
4. Người viết thư muốn làm những gì cho bạn nhỏ không nhà?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ phần chính của bức thư để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Người viết thư muốn xây nhà cho các bạn không có nhà để ở.
Câu 5
Nội dung câu hỏi:
5. Nêu cảm nghĩ của em về những mong ước của người viết thư.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những mong ước của người viết thư đều xoanh quanh hòa bình, thể hiện được sự mong muốn hòa bình và quyền tự do phát triển của tất cả mọi người. Mong ước của bạn nhỏ có vẻ viển vông nhưng nó lại cho thấy sự yêu thương và cảm thông với con người, hòa bình thế giới.
Luyện tập
Nội dung câu hỏi:
Câu 1:
1. Tìm các tính từ trong câu dưới đây và nêu tác dụng của chúng.
Bạn ơi, những chú chim xinh đẹp, hót hay, bầy hươu nai hiền lành, ngoan ngoãn cần thiên nhiên bao la và bầu trời tự do, khoáng đãng thì lại bị nhốttrong lồng, trong chuồng.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn, tìm các tính từ và nêu tác dụng của chúng trong câu.
Lời giải chi tiết:
Các tính từ: xinh đẹp, hót hay, hiền lành, ngoan ngoãn, bao la, tự do, khoáng đãng
=> Tác dụng: miêu tả đặc điểm, tính chất của các con vật được nhắc đến trong câu và bổ trợ cho danh từ, cung cấp thông tin miêu tả cho các con vật.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
2. Tìm một số tính từ có thể thay thế cho từ bao la trong câu văn trên.
Phương pháp giải:
Em đọc kia câu văn, tìm các từ có thể thay thế cho từ bao la.
Lời giải chi tiết:
Một số tính từ có thể thay thế cho từ bao la trong câu văn trên là: mênh mông, rộng lớn.....
Unit 19. What animal do you want to see?
Chủ đề 3. Mái trường
Bài tập cuối tuần 32
Chủ đề 6. Nam Bộ
Bài 1. Nước Văn Lang
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4