Khởi động
Nội dung câu hỏi:
Chia sẻ một bài học cuộc sống mà em nhận được từ người thân.
Phương pháp giải:
Em tiến hành chia sẻ một bài học cuộc sống mà em nhận được từ người thân.
Lời giải chi tiết:
Bài học cuộc sống mà em nhận được từ người thân: Thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà, nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín sẽ chia cho mọi người quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà đã dạy em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên: “Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.”
Câu 1
Nội dung câu hỏi:
1. Bài thơ là lời của ai, nói với ai? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ là lời của người mẹ nói với người con. Từ ngữ: con ơi, mẹ yêu con, mai sau con lớn cho em biết điều đó.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
2. Khổ thơ đầu khuyên chúng ta điều gì? Tìm câu trả lời đúng.
A. Cần phải sống chan hoà với thiên nhiên.
B. Cần phải biết bảo vệ môi trường sống của mình.
C. Cần phải biết yêu thương các loài vật.
D. Cần phải gắn bó với cộng đồng, yêu thương mọi người.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ đầu của bài đọc để đáp án đúng.
Chú ý câu thơ: “Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.”
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ đầu khuyên chúng ta cần phải gắn bó với cộng đồng, yêu thương mọi người.
Chọn D.
Câu 3
Nội dung câu hỏi:
3. Hình ảnh nào giúp chúng ta hiểu vai trò, sức mạnh của sự đoàn kết?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 2 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh giúp chúng ta hiểu vai trò, sức mạnh của sự đoàn kết:
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người – đâu phải nhân gian?
Câu 4
Nội dung câu hỏi:
4. Em nhận được lời khuyên gì từ khổ thơ thứ ba?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ ba, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em nhận được lời khuyên từ khổ thơ thứ ba là: Chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên quá đề cao bản thân mình, hạ thấp người khác bởi mình giỏi sẽ có người giỏi hơn, không nên tự mãn, tự cao tự đại.
Câu 5
Nội dung câu hỏi:
5. Khổ thơ cuối nói gì về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ cuối, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ cuối nói về tình cảm yêu thương vô bờ của cha mẹ dành cho con cái và niềm tin về sự trưởng thành, phát triển của con trong tương lai.
* Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
Luyện tập
Nội dung câu hỏi:
Câu 1:
1. Tìm tính từ có trong khổ thơ thứ ba.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ ba để tìm ra các tính từ.
Lời giải chi tiết:
Các tính từ có trong khổ thơ thứ ba: cao, thấp, sâu, nhỏ.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
2. Đặt 2 – 3 câu với những tính từ vừa tìm được. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu.
Phương pháp giải:
Em dựa vào các tính từ vừa tìm được ở bài tập trước để đặt câu và xác định chủ ngữ, vị ngữ.
Lời giải chi tiết:
- Ban Huy/ rất cao.
CN VN
- Cây cau này/ khá thấp.
CN VN
- Dòng sông này/ rất sâu.
CN VN
- Quả cam kia/ nhỏ quá!
CN VN
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
Chủ đề 5 : Đến với thế giới logo
Unit 20. What are you going to do this summer?
Bài 15. Nước ta cuối thời Trần
Chủ đề: Tôn trọng tài sản của người khác
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4