Khởi động
Nội dung câu hỏi:
Trao đổi cùng bạn: Dấu hiệu nào của thời tiết giúp em nhận ra mùa xuân đang về, Tết sắp đến?
Phương pháp giải:
Em trao đổi với bạn dấu hiệu của thời tiết giúp em nhận ra mùa xuân đang về, Tết sắp đến mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Mùa xuân về thì sẽ có nhiều mưa phùn, trời dần ấm áp hơn, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc.
Câu 1
Nội dung câu hỏi:
1. Trong bài thơ, những từ ngữ nào gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ 2 dòng thơ của đoạn thơ 1 và 2 dòng thơ của đoạn thơ thứ 2 trong bài thơ để tìm câu trả lời.
“Mưa giăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa”
“Giọt nắng trong veo
Gió thơm hương lá”
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ, những từ ngữ gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân là:
- Mưa xuân: Uốn mềm ngọn lúa
- Nắng xuân: trong veo
- Gió xuân: thơm hương lá
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
2. Tìm thêm chi tiết cho thấy cảnh vật mùa xuân hiện ra rất sinh động.
Gợi ý:
- Màu sắc: hoa xoan tím, giọt nắng trong veo,...
- Hương vị: gió thơm hương lá,...
- Âm thanh: dế mèn hắng giọng,...
- Sự chuyển động: chim chuyền trong vòm lá,...
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm các chi tiết.
Lời giải chi tiết:
- Màu sắc: hoa xoan tím, giọt nắng trong veo, cỏ xanh với nắng, vàng cánh ong, hoa vải đơm trắng.
- Hương vị: gió thơm hương lá, thơm lừng bên sông.
- Âm thanh: dế mèn hắng giọng, chim ríu rít, mùa xuân đang nói, xôn xao, thầm thì
- Sự chuyển động: mưa giăng trên đồng, hoa xoan theo gió, nụ xòe tay hứng, chim chuyền trong vòm lá, hoa cải rung vàng cánh ong.
Câu 3
Nội dung câu hỏi:
3. Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ nào nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ cuối cùng. Vì nó thể hiện được sự nhộn nhịp của mùa xuân đến.
Câu 4
Nội dung câu hỏi:
4. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua nhan đề bài thơ?
Phương pháp giải:
Em đọc nhan đề, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Theo em, tác giả muốn nói về những thay đổi của cảnh vật khi mùa xuân tới.
* Học thuộc lòng bài thơ.
Luyện tập
Nội dung câu hỏi:
Câu 1:
1. Tìm những từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc ở làng quê trong các đoạn thơ dưới đây:
a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Tế Hanh)
b.
Mẹ hay kể chuyện sân đình
Khi ai nhắc chuyện làng mình ngày xưa
Mái đình cong nỗi nắng mưa
Giếng làng trong vắt qua mùa bão dông.
(Nguyễn Văn Song)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn thơ để tìm những từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc ở làng quê.
Lời giải chi tiết:
a. Các từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc: sông xanh biếc, nước soi hàng tre, buổi trưa hè, lòng sông lấp lánh.
b. Các từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc: mẹ kể chuyện sân đình, mái đình cong, giếng làng trong vắt.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
2. Tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ quê hương. Đặt câu với từ ngữ tìm được.
Phương pháp giải:
Em tìm các từ ngữ có nghĩa giống với từ quê hương và đặt câu.
Lời giải chi tiết:
- Các từ đồng nghĩa với từ quê hương là: quê cha đất tổ, quê quán, nơi chôn rau cắt rốn,...
- Đặt câu:
+ Dù đã đi xa nhưng em lúc nào cũng nhớ nơi chôn rau cắt rốn của mình.
+ Quê quán của em ở Hà Nội.
Bài tập cuối tuần 34
Chủ đề 5. Tây Nguyên
Review 1 (Unit 1,2,3)
Chủ đề 8: Vui cùng âm nhạc
Chủ đề 5. Con người và sức khỏe
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4