Bài 68. Ôn tập các số trong phạm vi 1 000
Bài 69. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
Bài 70. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000
Bài 71. Ôn tập phép nhân, phép chia
Bài 72. Ôn tập hình học
Bài 73. Ôn tập đo lường
Bài 74. Ôn tập kiểm đếm số liệu và lựa chọn khả năng
Bài 75. Ôn tập chung
HĐ
Bài 1 (trang 5 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm số thích hợp.
Phương pháp giải:
a) Tính tổng các số hạng bằng nhau rồi viết tổng đó dưới dạng phép nhân tương ứng và tính được kết quả phép nhân đó.
Chẳng hạn: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10. Quan sát ta thấy 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2, do đó ta chuyển thành phép nhân là 2 × 5 = 10.
b) Tính phép nhân dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau.
Chẳng hạn: phép nhân 3 × 5 có nghĩa là “3 được lấy 5 lần”, hay ta có:
3 × 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Bài 2 (trang 5 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm phép nhân thích hợp.
Phương pháp giải:
Quan sát ta thấy số cá ở mỗi bể của mỗi nhóm đều bằng nhau, do đó ta sẽ viết tổng số cá dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau, sau đó viết tổng đó dưới dạng phép nhân.
Lời giải chi tiết:
4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20 tương ứng với phép nhân là 4 × 5 = 20 ;
4 + 4 + 4 = 12 tương ứng với phép nhân là 4 × 3 = 12 ;
5 + 5 = 10 tương ứng với phép nhân là 5 × 2 = 10 ;
2 + 2 + 2 + 2 = 8 tương ứng với phép nhân là 2 × 4 = 8.
Vậy ta có kết quả như sau:
LT
Bài 1 (trang 6 SGK Toán 2 tập 2)
a) Viết 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành phép nhân.
b) Viết phép nhân 5 x 7 = 35 thành phép cộng các số hạng bằng nhau.
Phương pháp giải:
a) 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 là tổng của 5 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2, do đó ta chuyển thành phép nhân là 2 × 5 = 10.
b) Phép nhân 5 × 7 có nghĩa là “5 được lấy 7 lần”, hay ta có:
5 × 7 = 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5.
Lời giải chi tiết:
a) Viết 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành phép nhân như sau:
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 × 5 = 10
b) Phép nhân 5 × 7 = 35 thành phép cộng các số hạng bằng nhau như sau
5 × 7 = 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 35
Bài 2
Bài 2 (trang 6 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm phép nhân phù hợp với câu trả lời cho mỗi câu hỏi.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để tìm số cánh quạt của mỗi chiếc quạt và số chiếc quạt, số bút chì màu có trong 1 hộp và số hộp bút chì màu, số tai thỏ của 1 con thỏ và số tai thỏ, từ đó viết được phép nhân phù hợp với mỗi hình.
Lời giải chi tiết:
- Quan sát ta thấy mỗi chiếc quạt có 4 cánh quạt và có tất cả 4 chiếc quạt. Vậy để tìm số cánh quạt ta thực hiện phép nhân 4 × 4 = 16.
- Mỗi hộp bút chì màu có 6 chiếc và có tất cả 3 hộp bút chì màu. Vậy để tìm số chiếc bút chì màu ta thực hiện phép nhân 6 × 3 = 18.
- Mỗi con thỏ có 2 tai và có tất cả 5 con thỏ. Vậy để tìm số tai thỏ ta thực hiện phép nhân 2 × 5 = 10.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 3
Bài 3 (trang 6 SGK Toán 2 tập 2)
Tính (theo mẫu).
a) 5 × 4 b) 8 × 2.
c) 3 × 6 d) 4 × 3
Phương pháp giải:
Viết phép nhân dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau (theo cách làm mẫu cho câu a) rồi tính giá trị của phép tính đó.
Lời giải chi tiết:
b) 8 × 2 = 8 + 8 = 16.
8 × 2 = 16
c) 3 × 6 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 =18
3 × 6 = 18
d) 4 × 3 = 4 + 4 + 4 = 12
4 × 3 = 12
Chủ đề 6. Chăm sóc và phục vụ bản thân
Chủ đề. TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ
Chương 1. Ôn tập và bổ sung
Chủ đề 4. Truyền thống quê em
Chủ đề: Tự phục vụ bản thân
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 2
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 2
SGK Toán - Cánh Diều Lớp 2
VBT Toán - KNTT Lớp 2
VBT Toán - CTST Lớp 2
Cùng em học Toán 2
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 2