Bài 68. Ôn tập các số trong phạm vi 1 000
Bài 69. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
Bài 70. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000
Bài 71. Ôn tập phép nhân, phép chia
Bài 72. Ôn tập hình học
Bài 73. Ôn tập đo lường
Bài 74. Ôn tập kiểm đếm số liệu và lựa chọn khả năng
Bài 75. Ôn tập chung
HĐ
Bài 1 (trang 87 SGK Toán 2 tập 2)
Tính.
Phương pháp giải:
Từ phải qua trái, lần lượt trừ hai số đơn vị, hai số chục và hai số trăm.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Bài 2 (trang 87 SGK Toán 2 tập 2)
Đặt tính rồi tính.
543 – 403 619 – 207
758 – 727 347 – 120
Phương pháp giải:
- Đặt tính theo cột dọc: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Từ phải qua trái, lần lượt trừ hai số đơn vị, hai số chục và hai số trăm.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{543}\\{403}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,140}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{619}\\{207}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,412}\end{array}\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{758}\\{727}\end{array}}\\\hline{\,\,\,031}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{347}\\{120}\end{array}}\\\hline{\,\,\,227}\end{array}\)
Bài 3
Bài 3 (trang 88 SGK Toán 2 tập 2)
Tính nhẩm (theo mẫu).
Mẫu:
600 – 200 = ?
Nhẩm: 6 trăm – 2 trăm = 4 trăm.
600 – 200 = 400
700 – 300 800 – 500
600 – 400 900 – 700
Phương pháp giải:
Quan sát ví dụ mẫu và thực hiện tương tự với các phép tính còn lại.
Lời giải chi tiết:
• 700 – 300 ?
Nhẩm: 7 trăm – 3 trăm = 4 trăm
700 – 300 = 400
• 800 – 500 ?
Nhẩm: 8 trăm – 5 trăm = 3 trăm
800 – 500 = 300
• 600 – 400 ?
Nhẩm: 6 trăm – 4 trăm = 2 trăm
600 – 400 = 200
• 900 – 700 ?
Nhẩm: 9 trăm – 7 trăm = 2 trăm
900 – 700 = 200
Bài 4
Bài 4 (trang 88 SGK Toán 2 tập 2)
Bác Sơn thu hoạch được 580 kg thóc nếp. Bác Hùng thu hoạch được ít hơn bác Sơn 40 kg thóc nếp. Hỏi bác Hùng thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc nếp?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số ki-lô-gam thóc nếp bác Sơn thu hoạch được, số ki-lô-gam thóc nếp bác Hùng thu hoạch được ít hơn bác Sơn) và hỏi gì (số ki-lô-gam thóc nếp bác Hùng thu hoạch được), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán
- Để tìm số ki-lô-gam thóc nếp bác Hùng thu hoạch được ta lấy số ki-lô-gam thóc nếp bác Sơn thu hoạch được trừ đi số ki-lô-gam thóc nếp bác Hùng thu hoạch được ít hơn bác Sơn.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Bác Sơn: 580 kg
Bác Hùng thu hoạch ít hơn bác Sơn: 40 kg
Bác Hùng: ... kg ?
Bài giải
Bác Hùng thu hoạch được số ki-lô-gam thóc nếp là:
580 – 40 = 540 (kg)
Đáp số: 540 kg thóc nếp.
LT
Bài 1 (trang 88 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm chữ số thích hợp.
Phương pháp giải:
Học sinh dựa vào kĩ thuật đặt tính để tìm chữ số thích hợp với ô có dấu “?”.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Bài 2 (trang 88 SGK Toán 2 tập 2)
Quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi.
a) Con bọ rùa có 2 chấm ở cánh đậu trên bông hoa ghi phép tính có kết quả bằng bao nhiêu?
b) Hai bông hoa nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau?
Phương pháp giải:
a) Quan sát tranh và xác định được con bọ rùa có 2 chấm ở cánh đậu trên bông hoa có cánh màu tím, từ đó tìm được phép tính cần thực hiện tính là 482 – 70.
b) Thực hiện các phép tính ghi trên mỗi bông hoa, từ đó tìm được hai bông hoa ghi phép tính có kết quả bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
a) Quan sát tranh ta thấy con bọ rùa có 2 chấm ở cánh đậu trên bông hoa có cánh màu tím.
Phép tính trên bông hoa có cánh màu tím là 482 – 70.
Ta có: 482 – 70 = 412.
Vậy: Con bọ rùa có 2 chấm ở cánh đậu trên bông hoa ghi phép tính có kết quả bằng 412.
b) Ta có: 678 – 367 = 311
859 – 548 = 311
482 – 70 = 412
Mà: 311 = 311.
Vậy: Hai bông hoa có cánh màu xanh (ghi phép tính 678 – 367) và màu cam (ghi phép tính 859 – 548) ghi phép tính có kết quả bằng nhau.
Bài 3
Bài 3 (trang 89 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm ô che mưa thích hợp.
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính được ghi trên mỗi đám mây, sau đó nối với kết quả tương ứng được ghi trên mỗi chiếc ô.
Lời giải chi tiết:
Ta có: 362 – 150 = 212
729 – 407 = 322 835 – 30 = 805.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 4
Bài 4 (trang 89 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm chữ số thích hợp.
Phương pháp giải:
Thực hiện tính kết quả các phép tính ở vế trái, sau đó áp dụng kiến thức về so sánh các số trong phạm vi 1 000 để tìm chữ số thích hợp với ô có dấu “?” ở vế phải.
Lời giải chi tiết:
• Ta có: 245 – 125 = 120.
Theo đề bài, 120 = 12 .
Do đó, số thích hợp điền vào ô có dấu “?” là 0.
• Ta có: 954 – 141 = 810.
Theo đề bài, 810 < 11.
Do đó, số thích hợp điền vào ô có dấu “?” là 9.
• Ta có: 727 – 413 = 314.
Theo đề bài, 314 > 3 4.
Do đó, số thích hợp điền vào ô có dấu “?” là 0.
Vậy ta có kết quả chung như sau:
Bài
Bài 5 (trang 89 SGK Toán 2 tập 2)
Một trường tiểu học có 465 học sinh, trong đó có 240 học sinh nữ. Hỏi trường tiểu học đó có bao nhiêu học sinh nam?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số học sinh cả trường, số học sinh nữ) và hỏi gì (số học sinh nam), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
- Để tìm số học sinh nam ta lấy số học sinh cả trường trừ đi số học sinh nữ.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Cả trường: 465 học sinh
Học sinh nữ: 240 học sinh
Học sinh nam: ... học sinh?
Bài giải
Trường tiểu học đó có số học sinh nam là:
465 – 240 = 225 (học sinh)
Đáp số: 225 học sinh nam.
LT2
Bài 1 (trang 89 SGK Toán 2 tập 2)
Trâu sẽ ăn bó cỏ ghi phép tính có kết quả lớn nhất. Hỏi trâu sẽ ăn bó cỏ nào?
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính ghi trên mỗi bó có, sau đó so sánh kết quả để tìm kết quả lớn nhất, từ đó tìm được bó cỏ mà trâu sẽ ăn.
Lời giải chi tiết:
Ta có: 520 – 210 = 310
983 – 680 = 303 368 – 167 = 201.
Mà: 310 > 303 > 201.
Do đó phép tính 520 – 210 ghi phép tính có kết quả lớn nhất.
Vậy trâu sẽ ăn bó cỏ ghi phép tính 520 – 210.
Bài 2
Bài 2 (trang 90 SGK Toán 2 tập 2)
Chọn kết quả đúng.
a) 372 – 251 + 437 = ?
A. 358 B. 558 C. 458
b) 480 – 320 + 382 = ?
A. 342 B. 442 C. 542
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
a) 372 – 251 + 437 = 121 + 437 = 558.
Chọn B.
b) 480 – 320 + 382 = 160 + 382 = 542.
Chọn C.
Bài 3
Bài 3 (trang 90 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm hiệu của số lớn nhất nằm trong hình tròn và số bé nhất nằm trong hình vuông.
Phương pháp giải:
Xác định đâu là hình tròn, đâu là hình vuông, sau đó xác định các số nằm trong hình tròn rồi tìm số lớn nhất trong các số đó, xác định các số nằm trong hình vuông rồi tìm số bé nhất trong các số đó. Cuối cùng ta tìm hiệu của hai số vừa tìm được.
Lời giải chi tiết:
Các số nằm trong hình tròn là 824, 842 và 749. Trong ba số đó, số lớn nhất là 842.
Các số nằm trong hình vuông là 410, 569 và 824. Trong ba số đó, số bé nhất là 410.
(Lưu ý: số 824 vừa nằm trong hình tròn, vừa nằm trong hình vuông).
Ta có: 842 – 410 = 432.
Vậy: Hiệu của số lớn nhất nằm trong hình tròn và số bé nhất nằm trong hình vuông là 432.
Bài 4
Bài 4 (trang 90 SGK Toán 2 tập 2)
Biết chiều dài của một số cây cầu như sau:
a) Trong các cây cầu trên, cầu nào dài nhất, cầu nào ngắn nhất?
b) Cầu Bãi Cháy dài hơn cầu Trường Tiền bao nhiêu mét?
Phương pháp giải:
a) So sánh các số đo độ dài dựa vào kiến thức về so sánh các số trong phạm vi 1 000, từ đó tìm được cây cầu dài nhất, cây cầu ngắn nhất trong 4 cây cầu đã cho.
b) Để biết cầu Bãi Cháy dài hơn cầu Trường Tiền bao nhiêu mét ta lấy độ dài cầu Bãi Cháy trừ đi độ dài cầu Trường Tiền.
Lời giải chi tiết:
a) So sánh các số đo độ dài ta có:
403 m < 666 m < 903 m < 1000 m.
Vậy trong các cây cầu đã cho, cầu Bến Thủy 2 dài nhất, cầu Trường Tiền ngắn nhất.
b) Cầu Bãi Cháy dài hơn cầu Trường Tiền số mét là:
903 – 403 = 500 (m)
Đáp số: 500 m.
Bài 5
Bài 5 (trang 90 SGK Toán 2 tập 2)
Cho số 780 được xếp bởi que tính như sau:
a) Hãy chuyển chỗ 1 que tính để tạo thành số lớn nhất có thể.
b) Tìm hiệu của số thu được ở câu a và số ban đầu.
Phương pháp giải:
a) Học sinh có thể dùng que tính để xếp thành số 780 như trong sách, sau đó chuyển chỗ 1 que tính theo yêu cầu đề bài.
b) Để tìm hiệu của hai số ta thực hiện phép trừ: lấy số thu được ở câu a trừ đi số ban đầu.
Lời giải chi tiết:
a) Để tạo thành số lớn nhất có thể, ta sẽ nhắc 1 que tính ở số 8 (để được số 9) rồi xếp vào số 0 (để được số 8). Khi đó, số lớn nhất có thể xếp được là 798.
b) Hiệu của hai số là:
798 – 780 = 18
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 2
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 2
SGK Toán - Cánh Diều Lớp 2
VBT Toán - KNTT Lớp 2
VBT Toán - CTST Lớp 2
Cùng em học Toán 2
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 2