CÙNG EM HỌC TIẾNG VIỆT 5 TẬP 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 40, 41, 42

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5

Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Hoa Giấy và Hoa Cúc

         Trước cửa ngôi nhà có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cô Hoa Giấy nhút nhát và cô Hoa Cúc xinh đẹp.

       Cô Hoa Giấy suốt ngày mặc chiếc áo xanh thẫm, còn cô Hoa Cúc thì lộng lẫy trong chiếc áo lá xanh hoa vàng mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo. Cô  đã xinh lại còn xinh hơn.

      Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy mộ bông hoa. Tranh thủ mùa ấm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi rộng khắp phần đất của mình. Hoa Giấy thấy thương Hoa Cúc vì cô bám vào phần đất hời hợt quá. Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được/ Cô  Hoa Giấy lựa lời nói với bạn:

   - Hoa Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm xuống đất một tí nữa cho chắc chắn, nhỡ gió bão...

   Cúc bỏ chiếc gương xuống, bực dọc ngắt lời:

   - Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang cậu hãy làm cậu xinh đẹp hơn nữa đi! Cúc lại soi gương và rướn những cánh hoa vàng rực rỡ lên hãnh diện.

    Mùa khô đến lúc nào không biết. Từng đợt gió hầm hập nóng hổi thổi tới. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. Lúc này Hoa Cúc mới giật mình hoảng hốt vứt bỏ gương lược đi, để cố cắm sâu rễ xuông s tìm nước. Nhưng đã muộn rồi, mặt đấ đã rắt chắc lại, khiến cô khát khô cổ.

   Một ngày, hai ngày rồi ba ngày.

   Hoa Cúc tàn dần, trong khi đó Hoa Giấy lại làm nên một sự kì diệu. Khắp các cành nở đầy những bông hao phớt hồng giản dị nhưng tuyệt đẹp.

( Theo Nguyễn Thu Hương)

a/ Câu văn nào trong bài cho thấy hoa cúc là một cô nàng hợm hĩnh?

b/ Viết nội dung thích hợp vào bảng sau:

 

Việc làm vào mùa ấm, đất mềm

Kết quả vào mùa khô

Hoa Giấy

 

 

Hoa Cúc

 

 

 c/ Em hiểu câu: “Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được” như thế nào?

 

Phương pháp giải:

a. Em chú ý những hành động và việc làm của Hoa Cúc trong bài.

b. Em đọc kĩ lại bài văn:

c. Em đặt vào trong hoàn cảnh câu chuyện để trả lời.

Lời giải chi tiết:

a. Đó là khi được Hoa Giấy góp ý thì Hoa Cúc đã bực dọc ngắt lời như sau:

“Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi.”

b.

 

Việc làm vào mùa ấm, đất mềm

Kết quả vào mùa khô

Hoa Giấy

Đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi rộng khắp phần đất của mình.

Khắp cành nở đầy những bông hoa phớt hồng giản dị nhưng tuyệt đẹp.

Hoa Cúc

Đêm ngày soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình.

 

Giật mình hoảng hốt bỏ gương lược để cố đâm sâu rễ tìm nước nhưng mặt đất đã rắn lại khiến cô khát khô cả cổ rồi tàn dần.

 c. Đối với môi trường sống xung quanh mình cần phải có sự am hiểu, gắn kết và thắt chặt mối quan hệ thì mới có thể sống bền vững và tồn tại lâu dài được. Không nên sống theo lối sống hời hợt, chỉ biết đến bản thân mình.

Câu 2

Đọc đoạn văn sau và chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:

(không gian sống, môi trường, tài nguyên thiên nhiên)

            Không chỉ là .................. của con người và sinh vật mà môi trường còn là nơi cung cấp những ...................... như rừng, khoảng sản, động thực vật quý hiếm,... phục vụ cho cuộc sống của con người. Môi trường còn là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra, chính vì vậy ................ có vai trò quan trọng và mang tính sống còn với con người.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

            Không chỉ là không gian sống của con người và sinh vật mà môi trường còn là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoảng sản, động thực vật quý hiếm,... phục vụ cho cuộc sống của con người. Môi trường còn là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra, chính vì vậy môi trường có vai trò quan trọng và mang tính sống còn với con người.

Câu 3

Gạch dưới các quan hệ từ trong các câu sau:

       Sau cơn mưa, bầu trời như vừa dược gột rửa. Nắng thì tỏa những tia nắng vàng xuống trần gian còn gió và mây như vờn nhau trên lưng chừng núi.

Phương pháp giải:

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,…

Lời giải chi tiết:

Sau cơn mưa, bầu trời như vừa được gột rửa. Nắng thì toả những tia vàng xuống trần gian còn gió mây như vờn nhau trên lưng chừng núi.

Câu 4

Chọn quan hệ từ và, bằng, là, nhưng điền vào chỗ trống thích hợp:

a. Khi mùa xuân về ..... lúc những bông hoa đào đua nhau khoe sắc ...... những búp non nhú dần.

b. Mặc dù đường đến trường rất xa ..... không ngăn nổi niềm say mê học chữ của các em nhỏ vùng cao.

c. Chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc công việc ........ trí tuệ và sự nỗ lực của mình.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu để lựa chọn quan hệ từ cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Khi mùa xuân về lúc những bông hoa đào đua nhau khoe sắc bằng những búp non nhú dần.

b. Mặc dù đường đến trường rất xa nhưng không ngăn nổi niềm say mê học chữ của các em nhỏ vùng cao.

c. Chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc công việc bằng trí tuệ và sự nỗ lực của mình.

Câu 5

Tìm các cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau:

a/................... bà con nông dân biết sử dụng khoa học kĩ thuật trong trồng trọt .......... làm rất tốt.

b/..................sau cơn bão trường lớp đã bị hỏng............... các bạn học sinh vùng lũ vẫn được đón ngày khai giảng tại ngôi trường dựng tạm.

c/....................nghị lực phi thường ...................... bác Ba đã biến vùng quê nghèo có nước sạc từ đầu nguồn theo máng dẫn về.

Phương pháp giải:

Các cặp quan hệ từ thường gặp là:

 - Vì…nên…; do….nên….; nhờ….mà…: Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả

- Nếu…thì…; hễ…thì…: Biểu thị giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả

- Tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…: Biểu thị quan hệ tương phản

- Không những….mà…; không chỉ…mà….:; Biểu thị quan hệ tăng tiến

Lời giải chi tiết:

a/ bà con nông dân biết sử dụng khoa học kĩ thuật trong trồng trọt nên làm rất tốt.

b/ Mặc dù sau cơn bão trường lớp đã bị hỏng nhưng các bạn học sinh vùng lũ vẫn được đón ngày khai giảng tại ngôi trường dựng tạm.

c/ Nhờ nghị lực phi thường bác Ba đã biến vùng quê nghèo có nước sạc từ đầu nguồn theo máng dẫn về.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved