Câu 5
Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? Điền câu trả lời vào chỗ trống?
a. Nhà
- Những ngôi nhà đã được xây lên trên mảnh đất mới. (...............)
- Nhà Trần là thời kì hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam. (..............)
- Nhà và Gạo là hai anh em. (.............)
b. Chín
- Lúa ngoài đồng đã chín. (..................)
- Khối em có chín lớp 5. (.....................)
- Suy nghĩ cho chín trước khi nói. (..........)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ và hoàn thành chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
a. Nhà
- Những ngôi nhà đã được xây lên trên mảnh đất mới. (Từ đồng âm)
- Nhà Trần là thời kì hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam. (Từ nhiều nghĩa)
- Nhà và Gạo là hai anh em. (Từ đồng âm)
b. Chín
- Lúa ngoài đồng đã chín. (Từ đồng âm)
- Khối em có chín lớp 5. (Từ đồng âm)
- Suy nghĩ cho chín trước khi nói. (Từ nhiều nghĩa)
Câu 6
Từ ăn trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển? Khoanh tròn chữ cái trước những câu đó:
a. Chơi đánh cờ, tôi ăn Hà hai nước.
b. Những quả chuối chín ăn cùng cốm ngon tuyệt.
c. Từng đoàn tàu nối đuôi nhau vào bến ăn than.
Phương pháp giải:
Từ ăn nghĩa gốc là chỉ hành động đưa thức ăn vào miệng của người hoặc động vật.
Lời giải chi tiết:
Từ ăn được dùng với nghĩa chuyển trong câu:
a. Chơi đánh cờ, tôi ăn Hà hai nước.
c. Từng đoàn tàu nối đuôi nhau vào bến ăn than.
Câu 7
Viết tiếp vào những câu sau để có một đoạn mở bài gián tiếp tả cánh đồng quê em.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Phương pháp giải:
Mở bài gián tiếp là mở bài không đi trực tiếp vào đối tượng cần miêu tả mà đề cập tới một chủ đề có liên quan rồi mới dẫn giới thiệu sự vật cần miêu tả.
Lời giải chi tiết:
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Quê hương là điều gì đó rất đỗi thiêng liêng trong lòng mỗi người. Ai đi xa mà không từng đau đáu nhớ về quê nhà: Nhớ cây đa đầu làng, luỹ tre xanh, dòng sông nặng phù sa,… Còn đối với tôi quê hương là những tháng ngày tự do thả diều trên cánh đồng làng. Nhắm mắt lại rồi mở mắt ra cánh đồng làng vẫn hiện lên với bao niềm thương nỗi nhớ.
Vui học
Sâu gây hại
Trong lớp, cô đang giảng bài thấy Tí đang ngủ, cô gọi Tí dậy.
Cô giáo : Tí! Một số loài sâu có hại như sâu đục thân, sâu cuốn lá, ... sâu gì nữa?
Tí : Thưa cô! Sâu răng ạ!
(Theo Truyện cười tuổi thơ)
*Kể cho bạn, người thân câu chuyện trên.
*Trao đổi với mọi người về chi tiết gây cười của câu chuyện.
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ câu chuyện để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Chi tiết gây cười trong câu chuyện chính là ở câu trả lời của Tí: “Thưa cô! Sâu răng ạ!” Bởi vì bạn Tí không tập trung trong giờ học nên mới đưa ra một câu trả lời buồn cười như thế.
- Thay Tí trả lời câu hỏi của cô giáo:
Một số loài sâu có hại đó là: sâu xanh, sâu đàn, sâu đất,…
Tuần 6: Héc-ta. Luyện tập chung
Chuyên đề 9. Các bài toán vui và toán cổ
CHƯƠNG II: SỐ THẬP PHÂN. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN
Bài tập cuối tuần 21
Unit 13. What do you do in your free time?