Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Hoa đồng đội
Không hiểu vì sao và từ bao giờ, tôi yêu hoa đồng nội đến thế. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mỏng manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái. Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. Những cánh hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa, trong tiết trời ấm áp của mùa xuân, nắng cháy của mùa hạ hay giữa cái rét thâm tím của chiều mưa mùa đông. Thân cây mảnh nhưng sống tập trung thành lùm, rễ đan nhau bám chặt vào đất cùng chịu mưa gió, bão táp.
Lũ trẻ nông thôn chúng tôi từ khi sinh ra đã biết đến cánh đồng qua lời ru của mẹ. Lớn lên độ năm, sáu tuổi, dắt con nghé ra đồng, chúng tôi làm bạn với những cọng cỏ, con mương, thuyền lá và đặc biệt là hoa đồng nội. Thả cho trâu bò gặm cỏ dọc triền đê, lũ con gái chạy khắp đồng tìm ngắt hoa cho đầy vạt áo rồi xúm xít lê la trên cỏ kết thành từng vòng, thích thú đeo tay, vào cổ đóng giả làm công chúa. Chúng tôi mải mê chơi, nhiều khi quên cả trông trâu, bò để chúng ăn lúa. Lúa về, bọn con gái thường thu gom những cánh hoa rơi vào chiếc giỏ xinh xinh mà bà đan cho, đem về đặt ở đầu giường để hoa đi vào giấc mơ làm công chúa,...
Những chiều đi học về, tôi vẫn thường lang thang trên cánh đồng, lòng xao động trước vẻ đẹp mộc mạc mà đầy sức sống của hoa đồng nội. Muôn ngàn cánh hoa rung rinh trước gió như muôn ngàn bướm rập rờn bay. Những cánh hoa đung đưa như đang say sưa hát, ca ngợi vẻ đẹp của đồng quê.
(Theo Nguyễn Tuyết Mai)
a/ Những chi tiết nào nổi lên vẻ đẹp mộc mạc của hoa đồng nội?
b/ Câu văn nào chứng tỏ hoa đồng nội có sức sống mãnh liệt?
c/ Em hiểu thế nào về tình cảm của tác giả đối với hoa đồng nội?
Phương pháp giải:
a. Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.
b. Em đọc đoạn văn thứ nhất.
c. Em suy nghĩ và trả lời
Lời giải chi tiết:
a. Những chi tiết nói lên vẻ đẹp mộc mạc của hoa đồng nội đó là:
“Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mong manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái.”
b. Câu văn chứng tỏ sức sống mãnh liệt của hoa đồng nội đó là:
“Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. Những cánh hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa, trong tiết trời ấm áp của mùa xuân, nắng cháy của mùa hạ hay giữa cái rét thâm tím của chiều mưa phùn mùa đông. Thân cây mảnh nhưng sống tập trung thành lùm, rễ đan nhau bám chặt vào đất cùng chống chịu mưa gió, bão táp.
c. Tác giả yêu quý và trân trọng những bông hoa đồng nội bình dị nở trên cánh đồng đã gắn bó với biết bao kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả.
Câu 2
Đặt câu với mỗi từ ngữ sau:
a. Trồng rừng
b. Phủ xanh đồi trọc.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để đặt câu sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Trồng rừng là việc làm đem lại lợi ích vô cùng to lớn và lâu dài cho con người.
b. Để phủ xanh đồi trọc chúng ta phải trồng rừng.
Câu 3
Chữa câu sai sau thành câu đúng bằng cách thay thế cặp quan hệ dùng sai.
a/ Vì nhà xa nhưng Lan luôn đến lớp đúng giờ.
b/ Tuy tiếng kẻng tan tầm vang lên thì mọi người vẫn miệt mài làm việc.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu rồi chọn cặp quan hệ từ cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Vì nhà xa nhưng Lan luôn đến lớp đúng giờ.
-> Tuy nhà xa nhưng Lan luôn đến lớp đúng giờ.
b. Tuy tiếng kẻng tan tầm vang lên thì mọi người vẫn miệt mài làm việc.
-> Tuy tiếng kẻng tan tầm vang lên nhưng mọi người vẫn miệt mài làm việc.
Câu 4
Điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a/...............mới cuối đông................ chim én đã bay từ phương Nam về Bắc để đón xuân.
b/...............trời mưa rất to.........Hà....... vẫn đến trường để kịp buổi lễ kết nạp Đội.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và điền quan hệ từ cho thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Tuy mới cuối đông nhưng chim én đã bay từ phương Nam về Bắc để đón xuân.
b. Mặc dù trời mưa rất to nhưng Hà và Vân vẫn đến trường để dự buổi kết nạp Đội.
Tuần 22: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Thể tích của một hình
TẢ CẢNH
VNEN Toán 5 - Tập 2
Tuần 24: Luyện tập chung. Giới thiệu hình trụ, hình cầu
Chuyên đề 2. Các bài toán giải bằng phân tích cấu tạo số