Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa
Mưa ngớt lại, rồi dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạ cả về một
phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu rực rỡ rọi xuống. Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dúi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu giang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạc, cất những tiếng kêu khô sắc/ Chúng nhún chan bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo trên nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại như dải lụa trắng dài vô tận ấm áp, quấn ngang các chòm núi như quyến luyến bịn rịn.
Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.
( Theo Tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục,2000)
a/ Câu văn nào nêu được ý chính của bài? Khoanh tròn vào ý em chọn.
A. Mưa ngớt hạt, rồi dần tạnh hẳn.
B. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời.
C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới
b/ Hoàn thành bảng sau:
Cảnh vật Trường Sơn | Hoạt động cho thấy sự bừng tỉnh |
Tia nắng | Mừng rỡ rọi xuống |
Nước mưa |
|
| Nối tiếp nhau mừng rỡ nhảy ra |
Chim Klang |
|
Phương pháp giải:
a. Em đọc kĩ bài rồi trả lời.
b. Em đọc kĩ bài để tìm các chi tiết có liên quan.
Lời giải chi tiết:
a. Câu nêu được ý chính của bài là:
C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.
b.
Cảnh vật rừng Trường Sơn | Hoạt động cho thấy sự bừng tỉnh |
Tia nắng | Mừng rỡ rọi xuống |
Nước mưa | Vẫn còn róc rác, lăn tăn, luồn lỏi chạy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. |
Những chú chồn, những con dũi | Nối tiếp nhau mừng rỡ nhảy ra |
Chim Klang | Bắt đầu giang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạch, cất lên những tiếng kêu khô sắc |
Câu 2
Khoanh tròn vào những từ chỉ các sự vật có sẵn trong thiên nhiên:
a/ Biển
b/ Thác
c/ Đê
d/ Ruộng nương
e/ Sông
g/ Chim
h/ Thuyền
i/ Gió
Phương pháp giải:
Thiên nhiên là tất cả những thứ tồn tại không phải do con người tạo ra.
Lời giải chi tiết:
Những sự vật có sẵn trong thiên nhiên đó là:
a. biển
b. thác
e. sông
g. chim
i. gió
Câu 3
Câu văn “ Một dải mây mỏng, mềm mại như dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn”. Có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Phương pháp giải:
Em chú ý các từ: mỏng mềm mại, như, dải lụa trắng, quấn ngang,…..
Lời giải chi tiết:
Câu văn trên có sử dụng biện pháp so sánh vì có từ “như” và biện pháp nhân hóa vì sử dụng các từ chỉ hoạt động của con người để tả dải mây "ôm ấp", "quấn ngang"
Câu 4
Gạch dưới các từ nhiều nghĩa trong câu chuyện sau. Viết từ mang nghĩa chuyển xuống dòng bên dưới.
Đôi bàn chân Thỏ Ngọc lon ton đi theo mẹ trên cỏ xanh. Thỏ cảm thấy đôi chân mát rượi như thấm nước. Xa xa, phía chân trời những đám mây trôi nhởn nhơ như vui cùng với bé.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Đôi bàn chân Thỏ Ngọc lon ton theo mẹ đi trên thảm cỏ xanh. Thỏ cảm thấy đôi chân mát rượi như được thấm nước. Xa xa phía chân trời những đám mây trôi nhởn nhơ như vui cùng với bé.
Từ mang nghĩa chuyển là: chân trời.
TẢ NGƯỜI
Chuyên đề 8. Bài toán về tỉ số phần trăm
Bài tập cuối tuần 15
Bài tập cuối tuần 19
Chủ đề 2 : Soạn thảo văn bản