Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Lúa trời Đồng Tháp
Lúa trời còn được gọi là quỷ cốc hoặc lúa ma, là một loại lúa hoang, mọc tự nhiên giữa đồng nước hoang hóa Đồng Tháp Mười trước đây.
Hàng năm, vào khoảng tháng tư âm lịch, bắt đầu vào mùa mưa thì cũng là khi lúa mọc. Thân cây cao, cứng cỏi, lá to, phát triển đều đặn nhờ sương gió và đặc biệt là nhờ nước mưa. Lúa trời phát triển mạnh và trổ bông vào mùa nước nổi. Nước nổi tới đâu là cây lúa vượt khỏi mặt nước tới đó, cả đọt lúa và hạt. Hạt chín dần trong cả tháng trời (từ rằm tháng 10 âm lịch). Mỗi lần chín cỉ vài hạt, mà chỉ chín vào lúc ban đêm. Lúa chín nhưng khi có ánh mặt trời thì rụng, hạt lúa rơi xuống nước một cách tự nhiên, chúng lặn xuống bùn non (phù sa) và nằm đó cho đến khi nước rút, qua mùa khô, đến lúc mưa xuống thì lại nảy mầm.
Cách thu hoạch cùng thật đặc biệt. Trên chiếc xuồng con, người ta dựng lên một cột cao như cột buồm. Hai sợi dây từ đầu cột thòng xuống và được buộc vào hai đoạn xào tre treo lơ lửng qua be xuồng độ một tấc làm cầ đập cho lúa rơi vào xuồng. Ở giữa xuồng là một tấm phên mỏng ngăn đôi theo chiều dọc để lúa rơi xuống lòng xuồng. Thu hoạch lúa trời phải lựa vào lúc nửa đêm, khi trời chưa sáng, bởi mặt trời lên lúa sẽ chín, rụng ngay xuống nước/ Đi gặt lúa trời pahir có hai người: một người chống sào cho xuồng lướt giữa những đám lúa, còn người kia dùng cần đập lùa những hạt lúa chín vào xuồng.
Giờ thì giữa Đồng Tháp Mười, nhiều công trình khai hoang phục hóa đã nổi lên, không còn đất trống cho những cây lúa trời nữa/ Lúa trời mai một đi từ lúc nào chẳng còn ai nhớ rõ. Lớp người trẻ nhắc đến lúa trời chỉ như một câu chuyện thần thoại nào đó ở một thời xa xăm.
(Sưu tầm)
a/ Hoàn thành sơ đồ tư duy về đặc điểm của lúa trời.
b/ Tại sao phải thu hoạch lúa vào ban đêm?
c/ Vì sao lá trời hiện nay lại biến mất?
d/ Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ các loài cây tự nhiên?
Phương pháp giải:
a. Em đọc đoạn văn thứ 2.
b. Em đọc đoạn văn thứ 3.
c. Em đọc đoạn văn thứ 4.
d. Em suy nghĩ và trả lời
Lời giải chi tiết:
a.
b. Phải thu hoạch lúa vào ban đêm bởi vì mặt trời lên thì lúa sẽ chín, rụng ngay xuống nước.
c. Lúa trời hiện nay đã biến mất là bởi vì nhiều công trình khai hoang phục hoá đã nổi lên, không còn đất trống cho những cây lúa trời nữa.
d. Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên cho các loài cây tự nhiên này.
Câu 2
Tìm và ghi lại các danh từ riêng trong khổ thơ sau vào chỗ trống trong bảng:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
Tên người | Tên địa danh |
............................................................ | ............................................................... |
............................................................ | ............................................................... |
Phương pháp giải:
Em đọc thật kĩ khổ thơ và ghi vào bảng sao cho phù hợp
Lời giải chi tiết:
Tên người | Tên địa danh |
Tô Thị | Đồng Đăng, Kì Lừa, Tam Thanh, xứ Lạng |
Câu 3
Nối nội dung cột A với nội dung cột B cho phù hợp:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ để ghép nối sao cho phù hợp
Lời giải chi tiết:
Danh từ: Dùng để chỉ sự vật, hiện tượng
Động từ: Dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
Tính từ: Dùng để miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động trạng thái.
Đại từ: Dùng để xưng hô hoặc thay thế
Quan hệ từ: Dùng để nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Câu 4
Tìm trong đoạn văn sau các động từ, tính từ, quan hệ từ để điền vào chỗ trống.
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn chắc như trắc, gụ. Vác cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.
a/ Động từ:................................................
b/ Tính từ..................................................
c/ Quan hệ từ:...........................................
Phương pháp giải:
Động từ: Dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
Tính từ: Dùng để miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động trạng thái.
Quan hệ từ: Dùng để nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Lời giải chi tiết:
a. Động từ: nở, đứng,
b. Tính từ: đẹp, đỏ, rắn, cao, rộng, thẳng
c. Quan hệ từ: như
BIÊN BẢN
Bài 9: Em yêu quê hương
Chuyên đề 11. Các bài toán về chuyển động đều
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 5
Unit 12: Don't Ride Your Bike Too Fast!