Đề bài
Cho nguyên tử khối: H=1; C=12; N=14; O=16; F=19; Ci=7; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137
Câu 41: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học trước là
A. (3) và (4). B. (2), (3) và (4).
C. (2) và (3). D. (1), (2) và (3).
Câu 42: Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T được ghi lại như sau:
Chất Thuốc thử | X | Y | Z | T |
Quỳ tím | Hóa xanh | Không đổi màu | Không đổi màu | Hóa đỏ |
Nước brom | Không có kết tủa | Kết tủa trắng | Không có kết tủa | Không có kết tủa |
Chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. glyxin, anilin, axit glutamic, metylamin.
B. anilin, glyxin, metylamin, axit glutamic.
C. axit glutamic, metylamin, anilin, glyxin.
D. metylamin, anilin, glyxin, axit glutamic.
Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglixerit X ta thu được 250,8 gam CO2 và 90 gam H2O. Mặt khác 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là?
A. 0,7. B. 0,3.
C. 0,5. D. 0,4.
Câu 44: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong?
A. Fructozo. B. Glucozo.
C. Amilopectin. D. Saccarozo.
Câu 45: Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 a mol/l và NaCl 1,0 mol/l với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 5A trong thời gian 96,5 phút (hiệu suất quá trình điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể) thu được dung dịch có khối lượng giảm so với ban đầu là 17,15 gam. Giá trị của a là
A. 0,5. B. 0,2.
C. 0,3. D. 0,4.
Câu 46: Cho NaOH đến dư vào dung dịch chứa MgSO4, CuSO4, Al2(SO4)3 được kết tủa X. Nung X được chất rắn Y. Cho CO dư đi qua Y nung nóng sẽ thu được chất rắn là?
A. MgO, Al2O3, Cu. B. MgO, Al2O3, Cu.
C. MgO, CuO. D. MgO, Cu.
Câu 47: Cho sơ đồ:
Các chất X, Y, Z, T tương ứng là:
A. CrCl2, NaCrO2, Cr(OH)3, CrCl3.
B. CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4, Na2Cr2O7.
C. CrCl2, Cr(OH)2, Cr(OH)3, NaCrO2.
D. CrCl3, Cr(OH)3, NaCrO2, Na2CrO4.
Câu 48: Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4H11O2N. X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, sinh ra khí Y, có tỉ khối hơi so với H2 nhỏ hơn 17 và làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là
A. 3. B. 4.
C. 2. D. 5.
Câu 49: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư) sinh ra 0,84 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 29,43. B. 29,40.
C. 22,75. D. 21,40.
Câu 50: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.
B. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxi Al2O3 bền bảo vệ.
C. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước.
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm tăng dần.
Câu 51: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2, thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY>MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a:b là?
A. 2:3. B. 2:1.
C. 1:5. D. 3:2.
Câu 52: Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỉ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là?
A. 5,6 gam. B. 4,88 gam.
C. 6,4 gam. D. 3,28 gam.
Câu 53 : Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 14,775. B. 19,700.
C. 9,850. D. 29,550.
Câu 54: Khi đốt NaCl trên ngọn lửa đèn cồn thu được ngọn lửa màu gì?
A. Da cam. B. Vàng tươi.
C. Đỏ thẫm. D. Tím hồng.
Câu 55: Cho 17,80 gam bột Fe vào 400 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,40M và H2SO4 0,50M. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị m và V là?
A. 10,68 và 2,24. B. 11,2 và 2,24.
C. 10,68 và 3,36. D. 11,20 và 3,36.
Câu 56: Cho các phát biểu sau:
(1) Saccarozo không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
(2) Tơ poliamit kém bền trong các môi trường axit và bazo.
(3) Tơ xenlulozo axetat thuộc loại tơ hóa học.
(4) Sản phẩm của sự thủy phân tinh bột luôn là glucozo.
(5) Lòng trắng trứng không tan trong nước.
(6) Xenlulozo không tạo hợp chất xanh tím với iot.
(7) Quá trình quang hợp cây xanh có tạo thành glucozo.
Số phát biều đúng là?
A. 6. B. 3.
C. 5. D. 4.
Câu 57: Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là?
A. 13,32. B. 15,54.
C. 19,98. D. 33,3.
Câu 58: Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(2) Cho HNO3 vào dung dịch protein tạo thành dung dịch có màu vàng.
(3) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(4) Ở điều kiện thường, metyl amin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
(5) Lòng trắng trứng không tan trong nước.
(6) Tên gọi của CH3CH2NHCH3 là propan-2-amin.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3.
C. 1. D. 2.
Câu 59: Cho 2,16 gam kim loại R (hóa trị không đổi) vào cốc đựng 250 gam dung dịch Cu(NO3)2 3,76% màu xanh đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ phần không tan thu được dung dịch không màu có khối lượng 247,152 gam. Kim loại R là?
A. Ca. B. Al.
C. Na. D. Mg.
Câu 60: Cho x gam Al2O3 tan hoàn toàn vào dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z thì đồ thị biểu diễn lượng kết tủa phụ thuộc vào lượng OH- như sau:
Giá trị của x là?
A. 20,25. B. 56,10.
C. 61,20. D. 32,40.
Câu 61: Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y (ở 2 chu kì kế tiếp, MX<MY) vào nước thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là?
A. 72,95%. B. 54,12%.
C. 27,05%. D. 45,89%.
Câu 62: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B đều mạch hở chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (m +15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp khí và hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 58,92%. B. 47,85%.
C. 50,92%. D. 47,50%.
Câu 63: Ứng với công thức phân tử C4H11N có x đồng phân amin bậc nhất, y đồng phân amin bậc hai và z đồng phân amin bậc 3. Các giá trị x, y, z lần lượt là?
A. 4, 3 và 1. B. 3,3 và 0.
C. 4, 2 và 1. D. 3, 2 và 1.
Câu 64: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% metan về thể tích) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất (H) như sau:
Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần để điều chế được 1,5 tấn PVC là?
A. 3883,24 m3. B. 5883,25 m3.
C. 5589,08 m3. D. 8824,87 m3.
Câu 65: Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào?
A. Al. B. Mg.
C. Fe. D. Cu.
Câu 66: Trong số các chất sau: tinh bột, xenlulozo, saccarozo, tripeptit, glucozo, tructozo. Số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là
A. 5. B. 3.
C. 4. D. 6.
Câu 67: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CO2 → A → B → C2H5OH. Các chất A, B là
A. tình bột, glucozo.
B. tinh bột, saccarozo.
C. glucozo, xenlulozo.
D. tinh bột, xenlulozo.
Câu 68: Hòa tan hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, sau khi các kim loại tan hết thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và V lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ kleej mol 1:2. Cho 500 ml dung dịch KOH 1,7M vào Y thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 26 gam chất rắn F. Cô cạn cẩn thận E thu được chất rắn G. Nung G đến khối lượng không đổi, thu được 69,35 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần với giá trị nào nhất?
A. 11,25. B. 11,50.
C. 12,40. D. 11,02.
Câu 69: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là?
A. thủy luyện.
B. điện phân nóng chảy.
C. nhiệt luyện.
D. điện phân dung dịch
Câu 70: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là?
A. Mg, Cu, Zn, Al.
B. Cu, Zn, Al, Mg.
C. Cu, Mg, Zn, Al.
D. Al, Zn, Mg, Cu.
Câu 71: Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học của thạch cao sống là?
A. CaSO4.0,5H2O.
B. CaSO4.
C. CaSO4.H2O.
D. CaSO4.2H2O.
Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn một amin mạch hở X bằng một lượng không khí (chứa 20% thể tích O2, còn lại là N2) vừa đủ, thu được 0,08 mol CO2; 0,2 mol H2O và 0,54 mol N2. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Số nguyên tử cacbon của X lớn hơn 3.
B. X chỉ một công thức phân tử thỏa đề bài.
C. Phân tử X có một liên kết ba.
D. Số nguyên tử H trong phân tử X là 6.
Câu 73: Loại tơ nào sau đây đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O?
A. Tơ tằm. B. Tơ nilon-6,6.
C. Tơ nitron. D. Tơ visco.
Câu 74: Từ m kg khoai có chứa 25% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được 100 lít dung dịch ancol etylic 60o. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml, hiệu suất chung của cả quá trình là 90%. Giá trị của m là?
A. 375,65. B. 676,20.
C. 338,09. D. 93,91.
Câu 75: Cho các phát biểu sau:
(1) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
(2) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(3) Muối FeCl3 được dùng làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
(4) Sắt có trong hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxi.
(5) Crom (III) oxit là chất lưỡng tính, màu lục thẫm.
(6) Crom (III) hiđroxxit có màu xanh tím.
Số phát biểu đúng là?
A. 3. B. 4.
C. 2. D. 5.
Câu 76: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin), ta có thể rửa cá với?
A. cồn. B. nước muối.
C. nước. D. giấm.
Câu 77: Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là?
A. X, Y, Z, T B. X, Y, Z.
C. Y, Z, T. D. X, Y, T.
Câu 78: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1:2 vào nước dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là?
A. 5,84. B. 6,15.
C. 7,30. D. 3,65.
Câu 79: Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?
A. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào nước cứng vĩnh cửu thấy có kết tủa màu trắng.
B. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl2 thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
C. Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3 thấy có bọt khí thoát ra.
D. Cho bột Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang xanh.
Câu 80: Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 18,85. B. 16,6.
C. 17,25. D. 16,96
Lời giải chi tiết
41 | 42 | 43 | 44 | 45 |
C | D | C | A | B |
46 | 47 | 48 | 49 | 50 |
D | B | A | C | C |
51 | 52 | 53 | 54 | 55 |
C | C | D | B | A |
56 | 57 | 58 | 59 | 60 |
C | B | D | A | C |
61 | 62 | 63 | 64 | 65 |
B | D | A | D | A |
v | 67 | 68 | 69 | 70 |
C | A | D | B | B |
71 | 72 | 73 | 74 | 75 |
D | B | D | A | B |
76 | 77 | 78 | 79 | 80 |
D | D | A | B | B |
Tải 10 đề thi giữa kì 1 Hóa 12
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút - Chương 1 – Hóa học 12
PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI