Đề bài
Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố:
H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; K = 39; N = 14; Al = 27; Ba = 137; Ca = 40; Mg = 24; S = 32;
Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Zn = 65; Cr = 52
Câu 1: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng, trong loại nước cứng này có chứa những hợp chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
B. Ca(HCO3)2, CaCl2.
C. Ca(HCO3)2, MgCl2.
D. CaSO4, MgCl2.
Câu 2 : Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Hg B. Au
C. Pb D. W
Câu 3: Chất nào sau đây là chất hữu cơ?
A. CaC2. B. NaHCO3.
C. CH3COONa. D. Al4C3.
Câu 4: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn kim loại nào dưới đây?
A. K. B. Na.
C. Fe. D. Ca.
Câu 5: Để nhận biết ion NH4+ trong dung dịch, thuốc thử cần dùng là?
A. Dung dịch H2SO4.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch NaNO3.
D. Dung dịch NH3.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Rau quả thường được rửa bằng nước muối vì nước muối rất độc có thể diệt khuẩn.
B. Đốt than trong phòng kín có thể sinh ra khí CO độc, gây nguy hiểm.
C. Để khử mùi tanh của cá tươi (do amin gây ra) người ta có thể dùng giấm ăn.
D. Tầng ozon có tác dụng ngăn tia cực tím chiếu vào trái đất.
Câu 7: Ion kim loại nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số các ion: Al3+; Fe2+ ; Fe3+; Ag+?
A. Fe2+. B. Fe3+.
C. Ag+. D. A13+.
Câu 8: Cho CH3CH2CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được
A. CH3CH2CH2OH. B. CH3COOH.
C. CH3CH2OH. D. CH3OH.
Câu 9: Tripanmitin có công thức là
A. (C17H31COO)3C3H5.
B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5.
D. (C15H31COO)3C3H5.
Câu 10: Khi thủy phân hoàn toàn chất nào sau đây trong môi trường axit, ngoài thu được glucozơ còn thu được fructozơ?
A. Tinh bột. B. Xenlulozơ.
C. Saccarozơ. D. Isoamyl fomat.
Câu 11: Khi tiến hành thí nghiệm cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, để khử bỏ khí NO2 thoát ra người ta thường đặt một miếng bông tẩm chất nào sau đây lên miệng ống nghiệm?
A. Dung dịch Na2CO3.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch NaCl.
Câu 12: Polime nào dưới đây có cấu trúc mạng lưới không gian?
A. Cao su lưu hóa. B. Polietilen.
C. Amilopectin. D. Poli(vinyl clorua).
Câu 13: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
A. NaCl. B. C2H5OH.
C. CH3COOH. D. H2O.
Câu 14: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư) thu được 15,2 gam một oxit duy nhất. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48.
C. 3,36. D. 6,72.
Câu 15: Trùng hợp 8,96 lít etilen (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 75% thì khối lượng polime thu được là
A. 6,3 gam B. 7,2 gam
C. 8,4 gam D. 8,96 gam
Câu 16: Cho các chất: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, C2H5OH. Số chất phản ứng được với Cu(OH)2 là
A. 4. B. 3.
C. 2. D. 1.
Câu 17: Hợp chất thơm X thuộc loại este có công thức phân tử C8H8O2. X không thể điều chế được từ phản ứng của axit và ancol tương ứng, đồng thời X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của X là
A. CH3COOC6H5.
B. HCOOC6H4CH3.
C. HCOOCH2C6H5.
D. C6H5COOCH3.
Câu 18: Chất nào sau đây được gọi là phèn chua, dùng để làm trong nước?
A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 19: Một vật làm bằng hợp kim Zn-Fe đặt trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hóa. Các quá trình xảy ra tại các điện cực là
A. anot: Zn → Zn2+ + 2e và catot: Fe2+ + 2e → Fe.
B. anot: Fe → Fe2+ + 2e và catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH–.
C. anot: Fe → Fe2+ + 2e và catot: 2H+ + 2e → H2.
D. anot: Zn → Zn2+ + 2e và catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH–.
Câu 20: Cho a gam anđehit X tác dụng hết với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Hiđro hóa hoàn toàn a gam X thu được ancol Y. Cho toàn bộ lượng Y này tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H2 (đktc). Vậy X là chất nào trong các chất dưới đây?
A. (CHO)2. B. HCHO.
C. C2H3CHO. D. CH3-CH(CHO)2.
Câu 21: Anilin tác dụng được với những chất nào sau đây: (1) dung dịch H2SO4; (2) dung dịch NaOH; (3) dung dịch Br2; (4) Na.
A. (3), (4). B. (1), (3).
C. (1), (2). D. (2), (3).
Câu 22: Cho hình vẽ mô tả một thí nghiệm như sau:
Khí X trong thí nghiệm trên là khí nào dưới đây?
A. Sunfurơ. B. Metan.
C. Hiđro clorua. D. Amoniac.
Câu 23: Có 4 dung dịch riêng biệt: FeCl2, ZnCl2, NaCl, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư vào mỗi dung dịch trên thì số dung dịch cho kết tủa sau thí nghiệm là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 24: Nung nóng m gam Cu(NO3)2 sau 1 thời gian dừng lại, làm nguội rồi cân thấy khối lượng giảm đi 0,54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là?
A. 0,50 gam B. 0,49 gam
C. 0,94 gam D. 9,40 gam
Câu 25: Từ quặng photphorit, có thể điều chế axit photphoric theo sơ đồ sau:
Biết hiệu suất chung của cả quá trình là 90%. Để điều chế được 1 tấn dung dịch H3PO4 49%, cần bao nhiêu tấn quặng photphorit chứa 73% Ca3(PO4)2 về khối lượng?
A. 1,32 tấn. B. 1,23 tấn.
C. 1,81 tấn. D. 1,18 tấn.
Câu 26: Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 25 gam dung dịch KOH 11,2%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 5,6 gam muối của một axit hữu cơ và 1,6 gam một ancol. Công thức của X là
A. CH3COOCH=CH2.
B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 27 : Nung hỗn hợp gồm 1,52 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,33 gam hỗn hợp chất rắn. Toàn bộ chất rắn sau phản ứng tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch axit HCl 0,1M. Giá trị của V là
A. 1,5. B. 0,7.
C. 1,3. D. 0,9.
Câu 28: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 15,45 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 16,2. B. 12,3.
C. 14,1. D. 14,4.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm 3 khí C3H4, C2H4 và H2 chiếm thể tích là 8,96 lít ở đktc. Tiến hành nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni trong bình kín một thời gian rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thu được hỗn hợp khí Y. Biết rằng tỉ khối của Y so với X là 4/3. Số mol H2 phản ứng là bao nhiêu?
A. 0,3 mol. B. 0,75 mol.
C. 0,6 mol. D. 0,1 mol.
Câu 30: Sục CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaOH ta thu được kết quả biểu diễn theo hình bên. Giá trị của x bằng bao nhiêu?
A. 0,64. B. 0,58.
C. 0,68. ` D. 0,62.
Câu 31: Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ sản phẩm khí sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl thì thu được 1,176 lít H2 (đktc). Công thức của oxit kim loại là
A. CuO. B. Al2O3.
C. Fe3O4. D. ZnO.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột được chia làm hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc bỏ phần không tan, cho dung dịch thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hòa hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. % về khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp X là
A. 64,71%. B. 35,29%.
C. 64,29%. D. 35,71%.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, mạch hở, nặng hơn không khí thu được 7,04 gam CO2. Sục m gam hiđrocacbon này vào nước brom dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thấy có 25,6 gam brom phản ứng. Giá trị của m là
A. 10 gam B. 4 gam
C. 2 gam D. 2,08 gam
Câu 34: Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1:1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,25 mol muối của glyxin, 0,2 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là
A. 16,78. B. 22,64.
C. 20,17. D. 25,08.
Câu 35: T là anđehit hai chức. Khi cho T phản ứng với H2/Ni, tO thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có ba ancol X, Y, Z. Đun nóng X với xúc tác H2SO4 đặc thu được sản phẩm U mạch không phân nhánh có công thức phân tử là C4H6. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. T phản ứng với Br2/H2O theo tỷ lệ 1:2.
B. X có phân tử khối là 88.
C. U là monome dùng để điều chế isopren.
D. Y và Z là 2 đồng phân hình học.
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO, Al2O3 (trong đó ) tan hết vào X. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam (trong đó H2 chiếm 4/9 về thể tích và nguyên tố oxi chiếm 8/23 khối lượng hỗn hợp). Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 22,0. B. 20,5.
C. 22,5. D. 20,0.
Câu 37: Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,18M và Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian thu được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826 gam chất rắn Z và dung dịch T. Giá trị của m là
A. 3,2. B. 3,1.
C. 2,6. D. 2,7.
Câu 38: X, Y (MX < MY) là hai axit ankanoic kế tiếp nhau; Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy 25,04 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần 16,576 lít O2 (đktc) thu được 14,4 gam nước. Khi đun nóng, 25,04 gam E phản ứng đủ 380 ml dd NaOH 1 M. Ở điều kiện thường, T không tác dụng với Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng X trong E gần nhất với
A. 50%. B. 45%.
C. 55%. D. 40%.
Câu 39: Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3 thấy số mol Ba(OH)2 bằng 0,9 hoặc 1,0 mol thì số mol kết tủa đều là 3a. Còn nếu số mol Ba(OH)2 bằng 0,7 mol thì số mol kết tủa là 4a. Số mol Al2(SO4)3 ban đầu là
A. 0,2 B. 0,1
C. 0,15 D. 0,3
Câu 40: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là?
A. 7,8. B. 10,8.
C. 43,2. D. 5,4.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | A | C | C | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | C | A | D | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | A | A | B | C |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | B | D | D | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
B | D | A | C | D |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | C | C | D | A |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
C | D | C | A | D |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
B | D | B | A | D |
Chương 6. Kim loại kiềm - Kiềm thô - Nhôm
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 12
Chương 9. Hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường
Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 12