Đọc hiểu "Khát vọng" và "Vai trò của nước sạch với sự sống của con người"
Đọc hiểu "Tiếng Việt" của Lưu Quang Vũ & "Lòng yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh
Đọc hiểu "Nhớ đồng" của Tố Hữu và "Giăng sáng" của Nam Cao
Đọc hiểu "Nhà mẹ Lê" - Thạch Lam
Đọc hiểu đề 5
Đọc hiểu đề 6
Đọc hiểu đề 7
Đọc hiểu đề 8
Đọc hiểu đề 9
Đọc hiểu đề 10
Đọc hiểu đề 11
Đọc hiểu đề 12
Đọc hiểu đề 13
Đọc hiểu đề 14
Đọc hiểu đề 15
Đọc hiểu đề 16
Đọc hiểu đề 17
Đọc hiểu đề 18
Đọc hiểu đề 19
Đọc hiểu đề 20
Đọc hiểu đề 21
Đọc hiểu đề 22
Đọc hiểu đề 23
Đọc hiểu đề 24
Đọc hiểu đề 25
Đọc hiểu đề 26
Đọc hiểu đề 27
Đọc hiểu đề 28
Đọc hiểu đề 29
Đọc hiểu đề 30
Đọc hiểu đề 31
Đọc hiểu đề 32
Đọc hiểu đề 33
Đọc hiểu đề 34
Đọc hiểu đề 35
Đọc hiểu đề 36
Đọc hiểu đề 37
Đọc hiểu đề 38
Đọc hiểu đề 39
Đọc hiểu đề 40
Đọc hiểu đề 41
Đọc hiểu đề 42
Đọc hiểu đề 43
Đọc hiểu đề 44
Đọc hiểu đề 45
Đọc hiểu đề 46
Đọc hiểu đề 47
Đọc hiểu đề 48
Đọc hiểu đề 49
Đọc hiểu đề 50
Đọc hiểu đề 51
Đọc hiểu đề 52
Đọc hiểu đề 53
Đọc hiểu đề 54
Đọc hiểu đề 55
Đọc hiểu đề 56
Đọc hiểu đề 57
Đọc hiểu đề 58
Đọc hiểu đề 59
Đọc hiểu đề 60
Đọc hiểu đề 61
Đọc hiểu đề 62
Đọc hiểu đề 63
Đọc hiểu đề 64
Đọc hiểu đề 65
Đọc hiểu đề 66
Đọc hiểu đề 67
Đọc hiểu đề 68
Đọc hiểu đề 69
Đọc hiểu đề 70
Đọc hiểu đề 71
Đọc hiểu đề 72
Đọc hiểu đề 73
Đọc hiểu đề 74
Đọc hiểu đề 75
Đọc hiểu đề 76
Đọc hiểu đề 77
Đọc hiểu đề 78
Đọc hiểu đề 79
Đọc hiểu đề 80
Đọc hiểu đề 81
Đọc hiểu đề 82
Đọc hiểu đề 83
Đọc hiểu đề 84
Đọc hiểu đề 85
Đọc hiểu đề 86
Đọc hiểu đề 87
Đọc hiểu đề 88
Đọc hiểu đề 89
Đọc hiểu đề 90
Đọc hiểu đề 91
Đọc hiểu đề 92
Đọc hiểu đề 93
Đọc hiểu đề 94
Đọc hiểu đề 95
Đọc hiểu đề 96
Đọc hiểu đề 97
Đọc hiểu đề 98
Đọc hiểu đề 99
Đọc hiểu đề 100
Đề bài
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Tôi không nghĩ đám đông ngày càng tàn nhẫn, tôi chỉ cho rằng họ vô lương khi đặt mục tiêu thỏa mãn sự hiểu kì, niềm vui của bản thân trước nỗi đau hay tình huống bất hạnh của đồng loại.
(2) Cậu thiếu niên ở Yên Bái đã chọn cách tự khép lại cuộc sống của chính mình ở độ tuổi mười lăm. Cậu ấy là một điển hình của sự mua vui vô lương của đám đông. Cậu bị một nhóm người thân của bạn cùng trường hành hung, bắt quỳ xuống xin lỗi. Những người chứng kiến quay clip và post lên mạng.
(3) Cậu sốc vì hoảng loạn, gia đình đã đem đến bệnh viện chữa trị một tuần. Nhưng rời bệnh viện, cậu lên mạng internet và phát hiện những đoạn clip ấy đang được chia sẻ.Cậu chọn một lối thoát đầy buồn bã.Internet, trang mạng xã hội, sự tích cực và hệ lụy là chủ đề đã được nói nhiều, nói rất nhiều.
(4) Bản thân tôi với tư cách là một nhà báo đã viết hàng trăm bài về chủ đề này, nhưng rất bất lực. Bởi đám đông bao giờ cũng hồn nhiên và đầy hiếu động.Sự hiếu động nào cùng với hồn nhiên lại không là khởi thủy của một bi kịch.Một vụ đánh ghen, thay vì ngăn chặn, những người chứng kiến quay clip. Một vụ truy sát, thay vì báo chính quyền địa phương, những người chứng kiến quay clip… Có rất nhiều câu chuyện xảy ra, những người chứng kiến chọn cách bật điện thoại ở chế độ quay video và đưa lên thay vì tìm một biện pháp nhằm ngăn chặn. Khi có một đoạn clip được lưu trữ trong điện thoại, họ chuyển tải lên facebook (…)
(5) Tôi chỉ không hiểu tại sao họ lại không làm một điều gì đó có ích hơn ngoài việc chăm chú giữ chặt điện thoại. Đôi lúc, tôi tự hỏi rằng những người quay clip hôm cậu thiến niên đó bị hành hung, họ có bao giờ nghĩ rằng họ đã tiếp tay cho một bi kịch vừa hiện hữu ấy không? Lẩn thẩn nghĩ vậy thôi, chứ chắc chắn rằng họ không nghĩ đến vấn đề này. Đơn giản, ai cũng quay, ai cũng post facebook, chứ có phải riêng mình đâu mà phải nghĩ.
(6) Có chi tiết này trong điển tích xin được nhắc lại. Nhà Lê mạt vận, Ngọa triều Lê Long Đĩnh tiêu khiển bằng cách róc mía trên đầu sư. Thi thoảng vờ lỡ tay, để dao chém vào đầu sư tóe máu, lấy đó làm điều thích thú phá lên cười. Mua vui vô lương trước nỗi đau của đồng loại bằng những đoạn clip, bằng một cái click post đoạn clip ấy trên mạng xã hội rồi chờ đợi sự phản ứng đám đông thay vì cố gắng ngăn chặn một điều không đúng vừa diễn ra. Có lẽ là, cũng từa tựa như thói tiêu khiển của Ngọa triều Lê Long Đĩnh vậy?
(Ngô Nguyệt Hữu, Công an nhân dân online)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Thao tác lập luận chính nào được dùng trong đoạn văn (6)
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn: Một vụ đánh ghen, thay vì ngăn chặn, những người chứng kiến quay clip. Một vụ truy sát, thay vì báo chính quyền địa phương, những người chứng kiến quay clip… Có rất nhiều câu chuyện xảy ra, những người chứng kiến chọn cách bật điện thoại ở chế độ quay video và đưa lên thay vì tìm một biện pháp nhằm ngăn chặn.
Câu 4. Đặt nhan đề cho bài viết.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là nghị luận
Câu 2.
Thao tác lập luận so sánh.
Câu 3.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn Một vụ đánh ghen, thay vì ngăn chặn, những người chứng kiến quay clip. Một vụ truy sát, thay vì báo chính quyền địa phương, những người chứng kiến quay clip… Có rất nhiều câu chuyện xảy ra, những người chứng kiến chọn cách bật điện thoại ở chế độ quay video và đưa lên thay vì tìm một biện pháp nhằm ngăn chặn là biện pháp điệp cấu trúc, trong đó một vế nêu những sư việc xảy ra, một vế nêu những hành động của những người chứng kiến.
=> Qua đó, chúng ta thấy sự vô tình của đám đông, họ chỉ biết quay video và đưa lên mạng thay vì tìm kiếm giải pháp ngăn chặn.
Câu 4.
Học sinh đặt nhan đề theo nội dung bài viết. Có thể tham khảo:
- Sự im lặng của đám đông
- Sự hủy hoại của internet
- Những sự vô tình cố ý
- Nếu khác đi, những điều ấy sẽ không xảy ra, ....
Chương 5. Di truyền học người
Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12
Chương 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2