Bài 1
Một ô tô phải đi quãng đường từ A đến B dài 126km. Tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường nếu ô tô đó đi với vận tốc 56km/giờ.
Phương pháp giải:
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Lời giải chi tiết:
Thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó là:
\(126 : 56 = 2,25\) (giờ)
Đáp số: \(2,25\) giờ.
Bài 2
Một thửa ruộng hình thang có độ dài hai đáy là 32m và 22m, chiều cao bằng trung bình cộng độ dài hai đáy. Tính diện tích thửa ruộng hình thang đó.
Phương pháp giải:
- Tính chiều cao của thửa ruộng ta lấy tổng độ dài hai đáy chia cho \(2\).
- Tính diện tích thửa ruộng ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho \(2\).
Lời giải chi tiết:
Chiều cao của thửa ruộng đó là:
\((32 + 22):2 = 27\,\,(m)\)
Diện tích của thửa ruộng đó là:
\((32 + 22) \times 27:2 = 729\,\,({m^2})\)
Đáp số: \(729{m^2}\).
Bài 3
Hai ô tô cùng xuất phát đi ngược chiều nhau, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54km/giờ, một ô tô đi từ B đên A với vận tốc 58km/giờ. Sua 1 giờ 45 phút thì hai ô tô gặp nhau. Tính độ dài quãng đường AB.
Phương pháp giải:
- Tính tổng vận tốc của hai ô tô.
- Tính độ dài quãng đường AB ta lấy tổng vận tốc của hai ô tô nhân với thời gian đi để hai ô tô gặp nhau.
Lời giải chi tiết:
Đổi \(1\) giờ \(45\) phút \(= 1,75\) giờ
Tổng vận tốc của hai ô tô là:
\(54 + 58 = 112\) (km/giờ)
Độ dài quãng đường AB là:
\(112 × 1,75 = 196\;(km)\)
Đáp số: \(196km.\)
Bài 4
Một vườn rau hình chữ nhật có chiều dài 24m, chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{3}\) chiều dài. Biết mỗi mét vuông vườn rau đó thu hoạch được 5kg rau, mỗi ki-lô-gam rau bán được 18 000 đồng. Hỏi nếu thu hoạch cả vườn rau đó thì bán được bao nhiêu tiền? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Tính chiều rộng ta lấy chiều dài nhân với \(\dfrac{2}{3}\).
- Tính diện tích ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Tính số rau thu được trên mảnh vườn đó ta lấy số rau thu được trên mỗi mét vuông nhân với diện tích vườn rau.
- Tính số tiền thu được ta lấy số tiền khi bán mỗi ki-lô-gam rau nhân với số rau thu được.
Lời giải chi tiết:
Chiều rộng vườn rau đó là:
\(24 \times \dfrac{2}{3} = 16\,\,(m)\)
Diện tích vườn rau đó là:
\(24 \times 16 = 384\,\,({m^2})\)
Trên cả vườn rau đó thu được số ki-lô-gam rau là:
\(5 \times 384 = 1920\,\,(kg)\)
Nếu thu hoạch cả vườn rau đó thì bán được số tiền là:
\(18\,\,000 \times 1920 = 34\,\,560\,\,000\) (đồng)
Đáp số: \(34\,\,560\,\,000\) đồng.
Bài 5
Biểu đồ dưới đây cho biết số quyển vở mà mỗi lớp trong khối lớp 5 quyên góp được:
Dựa vào biểu đồ, hãy viết tiếp vào chỗ chấm:
a) Lớp …….. quyên góp được nhiều nhất. Lớp …….. quyên góp được ít nhất.
b) Cả khối lớp Năm quyên góp được …….. quyển vở.
c) Trung bình mỗi lớp quyên góp được …….. quyển vở.
Phương pháp giải:
- Quan sát biểu đồ để tìm số vở mỗi lớp quyên góp được.
- Số vở khối Năm quyên góp được = số vở của lớp 5A + số vở của lớp 5B + số vở của lớp 5C + số vở của lớp 5D.
- Tìm số vở trung bình mỗi lớp quyên góp được ta lấy số vở khối Năm quyên góp được chia cho 4 (vì có 4 lớp).
Lời giải chi tiết:
a) Quan sát biểu đồ ta thấy lớp 5A quyên góp được \(62\) quyển vở, lớp 5B quyên góp được \(57\) quyển vở, lớp 5C quyên góp được \(73\) quyển vở, lớp 5D quyên góp được \(68\) quyển vở.
Mà \(57 < 62 < 68 < 73.\)
Do đó lớp 5C quyên góp được nhiều nhất. Lớp 5B quyên góp được ít nhất.
b) Cả khối lớp Năm quyên góp được số quyển vở là:
\(57 + 62 + 68 + 73 = 260\) (quyển vở)
c) Trung bình mỗi lớp quyên góp được số quyển vở là:
\(260 : 4 = 65\) (quyển vở)
Vậy:
a) Lớp 5C quyên góp được nhiều nhất. Lớp 5B quyên góp được ít nhất.
b) Cả khối lớp Năm quyên góp được \(260\) quyển vở.
c) Trung bình mỗi lớp quyên góp được \(65\) quyển vở.
Bài 6
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Biểu đồ dưới đây cho biết kết quả khảo sát ý thích ăn một số loại quả (cam, dứa, mít, xoài) của 120 học sinh khối lớp 5:
a) …….. bạn thích ăn cam.
b) …….. bạn thích ăn dứa.
c) …….. bạn thích ăn mít.
d) …….. bạn thích ăn xoài.
Phương pháp giải:
- Quan sát hình vẽ để xác định tỉ lệ phần trăm của số học sinh thích từng loại quả so với tổng số học sinh khối lớp 5.
- Muốn tìm \(a\,\% \) của \(B\) ta có thể lấy \(B\) chia cho \(100\) rồi nhân với \(a\) hoặc lấy \(B\) nhân với \(a\) rồi chia cho \(100\).
Lời giải chi tiết:
Số học sinh thích ăn cam là:
\(120:100 \times 40 = 48\) (học sinh)
Số học sinh thích ăn dứa là:
\(120:100 \times 25 = 30\) (học sinh)
Số học sinh thích ăn mít là:
\(120:100 \times 15 = 18\) (học sinh)
Số học sinh thích ăn xoài là:
\(120:100 \times 20 = 24\) (học sinh)
Vậy:
a) Có \(48\) học sinh thích ăn cam.
b) Có \(30\) học sinh thích ăn dứa.
c) Có \(18\) học sinh thích ăn mít.
d) Có \(24\) học sinh thích ăn xoài.
Bài 7
a) Tính:
\(\dfrac{5}{8}:\dfrac{{15}}{{14}} = \ldots \)
\(2\) giờ \(25\) phút \(× 3 = …\)
b) Tìm \(x\)
\(x - 5,7 = 7,25\)
\(x \times 1,4 = 5,6\)
\(x + 14,28 = 12,5 \times 3,6\)
\(x:2,75 = 37,6 - 18,62\)
Phương pháp giải:
a)
- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Muốn nhân số đo thời gian với một số ta thực hiện tính như đối với phép nhân các số tự nhiên. Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng. Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.
b)
- Tính giá trị vế phải (nếu cần).
- Xác định vị trí của \(x\) rồi tìm \(x\) theo các quy tắc sau:
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tích trừ đi số hạng đã biết.
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
+ Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Lời giải chi tiết:
a)
\(\begin{array}{l}
\dfrac{5}{8}:\dfrac{{15}}{{14}} = \dfrac{5}{8} \times \dfrac{{14}}{{15}} = \dfrac{{5 \times 14}}{{8 \times 15}}\\
= \dfrac{{5 \times 7 \times 2}}{{4 \times 2 \times 5 \times 3}} = \dfrac{7}{{12}}
\end{array}\)
\(2\) giờ \(25\) phút \(× 3\) \(= 6\) giờ \(75\) phút \(= 7\) giờ \(15\) phút
(Vì \(75\) phút \(= 1\) giờ \(15\) phút)
b)
\(\begin{array}{l}
+) \;x - 5,7 = 7,25\\
\;\;\;\; \;x = 7,25 + 5,7\\
\;\;\;\; \;x = 12,95
\end{array}\)
\(\begin{array}{l}
+) \; x \times 1,4 = 5,6\\
\;\;\;\; \;x = 5,6:1,4\\
\;\;\;\; \;x = 4
\end{array}\)
\(\begin{array}{l}
+) \;x + 14,28 = 12,5 \times 3,6\\
\;\;\;\; \;x + 14,28 = 45\\
\;\;\;\; \;x = 45 - 14,28\\
\;\;\;\; \;x = 30,72
\end{array}\)
\(\begin{array}{l}
+) \; x:2,75 = 37,6 - 18,62\\
\;\;\;\; \;x:2,75 = 18,98\\
\;\;\;\; \;x = 18,98 \times 2,75\\
\;\;\;\; \;x = 52,195
\end{array}\)
Bài 8
Một cửa hàng bán gạo, ngày thứ nhất bán được 500kg gạo, ngày thứ hai bán được bằng 95% số gạo bán được của ngày thứ nhất. Tổng số gạo bán trong hai ngày bằng 30% số gạo lúc đầu có trong cửa hàng. Hỏi lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu tấn gạo ?
Phương pháp giải:
- Tìm số gạo bán được trong ngày thứ hai tức là tìm 95% của 500kg. Để tìm 95% của 500kg ta lấy 500 chia cho 100 rồi nhân với 95 hoặc lấy 500 nhân với 95 rồi chia cho 100, sau đó ghi thêm đơn vị kg vào kết quả.
- Tìm tổng số gạo bán được trong cả hai ngày.
- Tìm số gạo lúc đầu có trong cửa hàng ta lấy tổng số gạo bán được trong cả hai ngày chia cho 30 rồi nhân với 100 hoặc lấy tổng số gạo bán được trong cả hai ngày nhân với 100 rồi chia cho 30, sau đó ghi thêm đơn vị kg vào kết quả.
- Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị đo là tấn, lưu ý ta có : 1 tấn = 1000kg.
Lời giải chi tiết:
Ngày thứ hai cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:
\(500 : 100 × 95 = 475\;(kg)\)
Tổng số gạo bán được trong hai ngày là:
\(500 + 475 = 975\;(kg)\)
Lúc đầu cửa hàng có số tấn gạo là:
\(975 : 30 × 100 = 3250\;(kg)\)
\(3250 kg = 3,25\) tấn
Đáp số: \(3,25\) tấn.
Vui học
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
Biểu đồ hình quạt bên dưới cho biết tỉ số phần trăm các bạn lớp 5C tham gia các Câu lạc bộ ngoại khóa.
a) Các bạn lớp 5C đã tham gia vào …….. câu lạc bộ ngoại khóa.
b) Số bạn lớp 5C tham giá câu lạc bộ Cờ vua chiếm ……..%
c) Câu lạc bộ có số bạn tham gia nhiều nhất là ……..
Câu lạc bộ có số bạn tham gia ít nhất là ……..
Phương pháp giải:
- Quan sát hình vẽ để xác định tỉ lệ phần trăm các câu lạc bộ ngoại khóa học các bạn tham gia so với tổng số bạn lớp 5C.
- Tỉ lệ phần trăm các bạn tham gia câu lạc bộ nào càng cao thì câu lạc bộ đó càng có nhiều bạn tham gia.
Lời giải chi tiết:
a) Các bạn lớp 5C đã tham gia vào 4 câu lạc bộ ngoại khóa.
b) Số bạn lớp 5C tham giá câu lạc bộ Cờ vua chiếm 28%.
c) Câu lạc bộ có số bạn tham gia nhiều nhất là võ thuật (chiếm 35%).
d) Câu lạc bộ có số bạn tham gia ít nhất là bóng bàn (chiếm 12%).
Unit 14. What happened in the story?
Bài tập cuối tuần 34
Tuần 4: Ôn tập và bổ sung về giải toán
Tuần 15: Luyện tập chung. Tỉ số phần trăm
PHẦN 2 : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG