Bài 1
a) Đọc các số đo sau:
15m3; 205m3 ; \(\dfrac{25}{100}\)m3; 0,911m3.
b) Viết các số đo thể tích:
Bảy nghìn hai trăm mét khối;
Bốn trăm mét khối;
Một phần tám mét khối;
Không phẩy không năm mét khối.
Phương pháp giải:
Để đọc (hoặc viết) các số đo diện tích ta đọc (hoặc viết) số đo thể tích trước rồi đọc (hoặc viết) tên đơn vị đo thể tích sau.
Lời giải chi tiết:
a) 15m3: Mười lăm mét khối.
205m3: Hai trăm linh năm mét khối.
\(\dfrac{25}{100}\)m3: Hai mươi lăm phần trăm mét khối.
0,911m3: Không phẩy chín trăm mười một mét khối.
b) Bảy nghìn hai trăm mét khối: 7200m3
Bốn trăm mét khối: 400m3
Một phần tám mét khối: \(\dfrac{1}{8}\)m3
Không phẩy không năm mét khối: 0,05m3
Bài 2
a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối:
1cm3; 5,216m3; 13,8m3; 0,22m3
b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối:
1dm3; 1,969dm3; \(\displaystyle {1 \over 4}\) m3; 19,54 m3.
Phương pháp giải:
- 1m3 = 1000dm3, do đó để đổi một số từ đơn vị mét khối sang đơn vị đề-xi-mét khối, ta nhân số đó với 1000.
- 1dm3 = 1000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị xăng-ti-mét khối sang đơn vị đề-xi-mét khối, ta chia số đó cho 1000.
- 1m3 = 1 000 000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị mét khối sang đơn vị xăng-ti-mét khối, ta nhân số đó với 1 000 000.
Lời giải chi tiết:
a) 1cm3 = \(\displaystyle {1 \over {1000}}\)dm3 = 0,001dm3 ;
5,216m3 = 5216dm3 (Vì 5,216 × 1000 = 5216) ;
13,8m3 = 13800dm3 (Vì 13,8 × 1000 = 13800);
0,22m3 = 220dm3 (Vì 0,22 × 1000 = 220) ;
b) 1dm3 = 1000cm3 ;
1,969dm3 = 1969cm3 (Vì 1,969 × 1000 = 1969) ;
\(\displaystyle{1 \over 4}\)m3 = 250 000cm3 (Vì \(\displaystyle{1 \over 4}\) × 1 000 000 = 250 000) ;
19,54m3 = 19 540 000cm3 (Vì 19,54 × 1 000 000 = 19 540 000).
Bài 3
Người ta làm một cái hộp dạng hình chữ nhật bằng bìa. Biết rằng hộp đó có chiều dài 5dm, chiều rộng 3dm và chiều cao 2dm. Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hình lập phương 1dm3 để đầy cái hộp đó?
Phương pháp giải:
- Lần lượt xếp các hộp hình lập phương có cạnh 1dm vào trong thùng, sau khi xếp 2 lớp hình lập phương cạnh 1dm thì vừa đầy hộp.
- Tính số hình lập phương có trong 1 lớp : 5 × 3 = 15 hình lập phương.
- Tình số hình lập phương cần xếp để đầy thùng = số hình lập phương có trong 1 lớp × 2.
Lời giải chi tiết:
Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1dm3.
Mỗi lớp có số hình lập phương 1dm3 là:
5 × 3 = 15 (hình)
Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là:
15 × 2 = 30 (hình)
Đáp số: 30 hình.
Lý thuyết
a) Mét khối
Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị mét khối.
• Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m.
Mét khối viết tắt là m3 .
• Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm.
Ta có: 1m3 = 1000dm3
1m3 = 1 000 000cm3 (= 100 × 100 × 100)
b) Nhận xét:
• Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
• Mỗi đơn vị đo thể tích bằng \(\dfrac{1}{1000}\) đơn vị lớn hơn tiếp liền.
Tuần 15: Luyện tập chung. Tỉ số phần trăm
Tuần 31: Ôn tập về: Phép trừ, phép nhân, phép chia
Tuần 18: Hình tam giác. Diện tích hình tam giác. Luyện tập chung
Unit 8: What Are You Reading?
Bài tập cuối tuần 30