Bài 1
Viết số thích hợp vào ô trống:
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
a) Hãy chỉ ra những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật (hình bên).
b) Biết hình hộp chữ nhật có chiều dài 6cm, chiều rộng 3cm, chiều cao 4cm. Tính diện tích của mặt đáy MNPQ và các mặt bên ABNM, BCPN.
Phương pháp giải:
Mặt đáy MNPQ và các mặt bên ABNM, BCPN đều là hình chữ nhật.
Áp dụng công thức: diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng.
Lời giải chi tiết:
a) Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:
AB = CD = MN = PQ
AD = BC = MQ = NP
AM = BN = CP = DQ
b) Diện tích mặt đáy MNPQ là:
6 × 3 = 18 (cm2)
Diện tích của mặt bên ABNM là:
6 × 4 = 24 (cm2)
Diện tích của mặt bên BCPN là:
4 × 3 = 12 (cm2)
Đáp số: b) Mặt đáy MNPQ: 18cm2;
Mặt bên ABNM: 24cm2;
Mặt bên BCPN: 12cm2.
Bài 3
Trong các hình dưới đây hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương ?
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và dựa vào cách tính chất của hình hộp chữ nhật, hình lập phương để xác định hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương.
Lời giải chi tiết:
Hình A là hình hộp chữ nhật (vì có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao).
Hình B không là hình chữ nhật, cũng không là hình lập phương.
Hình C là hình lập phương (vì có 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau).
Nói thêm: hình lập phương là một hình hộp chữ nhật đặc biệt có ba kích thước bằng nhau nên ta cũng có thể coi hình C là một hình hộp chữ nhật.
Lý thuyết
a) Hình chữ nhật
Bao diêm, viên gạch có dạng hình hộp chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật có 6 mặt (như hình vẽ): hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5 và mặt 6) đều là hình chữ nhật. Mặt 1 bằng mặt 2; mặt 3 bằng mặt 5; mặt 4 bằng mặt 6.
Hình hộp chữ nhật (hình bên dưới) có:
• Tám đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.
• Mười hai cạnh là: cạnh AB, cạnh BC, cạnh DC, cạnh AD, cạnh MN, cạnh NP, cạnh QP, cạnh MQ, cạnh AM, cạnh BN, cạnh CP, cạnh DQ.
Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
b) Hình lập phương
Ta cũng thường gặp trong thực tế một số đồ vật như con súc sắc có dạng hình lập phương.
Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.
Tuần 11: Trừ hai số thập phân. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
Đề thi giữa kì 1
Tuần 4: Ôn tập và bổ sung về giải toán
PHẦN 4: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Bài 3: Có chí thì nên