Bài 1
Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60cm.
a) Tính diện tích kính dùng làm bể cá đó (bể không có nắp).
b) Tính thể tích bể cá đó.
c) Mức nước trong bể cao bằng
Phương pháp giải:
- Vì bể không có nắp nên diện tích kính dùng làm bể cá đó bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích mặt đáy.
- Thể tích = chiều dài × chiều rộng × chiều cao (cùng đơn vị đo).
- Mức nước trong bể cao bằng
Lời giải chi tiết:
Đổi 1m = 10dm; 50cm = 5dm; 60cm = 6dm.
a) Diện tích xung quanh của bể kính là:
(10 + 5) × 2 × 6 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của bể kính là:
10 × 5 = 50 (dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là:
180 + 50 = 230 (dm2)
b) Thể tích bể cá là:
10 × 5 × 6 = 300 (dm3)
c) Vì mức nước trong bể cao bằng
Thể tích nước trong bể là:
300 ×
Đáp số: a) 230 dm2;
b) 300 dm3;
c) 225 dm3.
Lưu ý: Ta có thể tìm chiều cao mực nước trong bể bằng 6 : 4 × 3 = 4,5dm. Thể tích nước trong bể bằng thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 10dm, chiều rộng 5cm, chiều cao 4,5dm.
Bài 2
Một hình lập phương có cạnh 1,5m. Tính:
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương;
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương;
c) Thể tích của hình lập phương.
Phương pháp giải:
Áp dụng các công thức:
- Diện tích xung quanh = diện tích một mặt × 4 = cạnh × cạnh × 4.
- Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.
- Thể tích V là: V = cạnh × cạnh × cạnh.
Lời giải chi tiết:
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
(1,5 × 1,5) × 4 = 9 (m2)
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
(1,5 × 1,5) × 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích hình lập phương là:
1,5 × 1,5 × 1,5 = 3,375 (m3)
Đáp số: a) 9m2;
b) 13,5m2;
c) 3,375m3.
Bài 3
Có hai hình lập phương. Hình M có cạnh dài gấp 3 lần cạnh hình N.
a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N ?
b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của hình N ?
Phương pháp giải:
Gọi cạnh của hình lập phương N là a. Vậy cạnh của hình lập phương M là a × 3.
Ta tính diện tích toàn phần và thể tích từng hình theo công thức rồi so sánh kết quả:
+) Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.
+) Thể tích = cạnh × cạnh × cạnh.
Lời giải chi tiết:
Gọi cạnh của hình lập phương N là a. Vậy cạnh của hình lập phương M là a × 3.
a) Diện tích toàn phần của hình N là :
a × a × 6
Diện tích toàn phần của hình M là:
(a × 3) × (a × 3) × 6 = (a × a × 6) × (3 × 3) = (a × a × 6) × 9
Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.
b) Thể tích của hình N là:
a × a × a
Thể tích của hình M là:
(a × 3) × (a × 3) × (a × 3) = (a × a × a) × (3 × 3 × 3) = (a × a × a) × 27
Vậy thể tích hình M gấp 27 lần thể tích hình N.
CHƯƠNG IV: SỐ ĐO THỜI GIAN, CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU
Bài 6: Kính già, yêu trẻ
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 – 1975)
Unit 9: What Did You See At The Zoo?
Chuyên đề 10. Hình học
Bài tập trắc nghiệm Toán 5
Công thức Toán lớp 5
Toán nâng cao lớp 5
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 5
Kết nối tri thức
VNEN Toán Lớp 5
Vở bài tập Toán Lớp 5
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 5
Cùng em học toán Lớp 5
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 5
Bài tập phát triển năng lực Toán Lớp 5