Câu 3
Dùng dấu gạch chéo (/) để tách vế câu ghép và cho biết các vế câu ghép đó có quan hệ với nhau như thế nào?
a/ Mỗi khi tôi được về quê thăm ngoại, không những tôi rất vui mà trong lòng tôi còn xúc động nữa.
b/ Mặc dù quê tôi là một cùng quê nghèo lắm nhưng tôi rất thích được về thăm quê mỗi kì nghỉ hè.
Phương pháp giải:
- Con xác định các thành phần trong câu để xác định được các vế trong câu ghép
- Xác định cặp quan hệ từ -> Mối quan hệ giữa các vế câu ghép trong câu.
Lời giải chi tiết:
Hai vế trong câu ghép có quan hệ tăng tiến (Vì có cặp quan hệ từ không những… mà còn)
Hai vế trong câu ghép có quan hệ tương phản với nhau (Vì có cặp quan hệ từ mặc dù … nhưng)
Câu 4
Em hãy tả một người bạn thân thiết với em trong những năm em học ở trường tiểu học.
Phương pháp giải:
- Con xác định đối tượng muốn miêu tả.
- Quát sát người bạn đó, tìm những chi tiết tiêu biểu.
- Sắp xếp các chi tiết đó theo một trình tự hợp lí.
Mở bài: Giới thiệu chung về người bạn thân của em.
Thân bài: Tả hình dáng và tính cách của người bạn đó.
Kết bài: Tình cảm của em đối với người bạn của mình
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết:
Năm năm học dưới mái trường Tiểu học, em đã có thêm được rất nhiều người bạn mới. Nhưng Thuỳ vẫn là người bạn mà em yêu mến và trân trọng hơn cả. Suốt năm năm học này biết biết bao nhiêu kỉ niệm, biết bao nhiêu nơi chốn, con đường em đi qua đều có bóng dáng của Thuỳ.
Thuỳ năm nay tròn mười tuổi, bằng tuổi em. Dáng người bạn nhỏ nhắn, đi đứng nhanh nhẹn. Bạn có khuôn mặt tròn trĩnh trông rất dễ thương. Đôi mắt bồ câu đen láy sáng long lanh. Đôi mắt ấy như biết nói, mỗi lần nhìn vào mắt Thuỳ là dường như em thấy được cả bao nhiêu niềm vui và nỗi buồn ẩn chứa trong đó. Đôi môi bạn đỏ như son, lúc nào cũng nở nụ cười tươi như hoa. Mái tóc của Thuỳ đen nhánh và mượt mà. Mỗi khi nói chuyện hai bím tóc lại lúc lắc nhìn rất đáng yêu. Hằng ngày, Thuỳ đến trường với bộ đồng phục quen thuộc váy xanh, áo trắng. Chiếc khăn quàng đỏ trên vai như cánh bướm. Thuỳ nói năng rất nhỏ nhẹ, tính tình hiền lành, chan hoà với mọi người. Thuỳ là hoạt náo viên, là cây hài duyên dáng trong lớp. Chỉ cần được ở bên cạnh Thuỳ đảm bảo sẽ không bao giờ cảm thấy buồn. Thuỳ là một học sinh giỏi và bạn cũng là một người con hiếu thảo. Ở lớp, Thuỳ là tấm gương học tập tốt cho chúng em noi theo. Ở nhà, bạn lúc nào cũng tranh thủ thời gian để giúp đỡ bố mẹ công việc nhà. Thuỳ thường nói với em rằng, vì thương bố mẹ vất vả nuôi mình nên càng phải chăm học, chăm làm hơn nữa.
Em luôn cảm thấy may mắn và hạnh phúc vì suốt năm năm qua có Thuỳ bầu bạn với em. Hai chúng em đã hứa sẽ cùng nhau học tập tốt, cùng giúp đỡ nhau những vấn đề trong cuộc sống. Chúng em mãi mãi sẽ là bạn tốt của nhau.
Vui học
Môi trường chân không
Đang giảng bài, thấy Tèo say sưa nói chuyện, cô giáo gọi.
Cô giáo: Tèo, em hãy cho cô biết cô đang giảng bài gì?
Tèo: Dạ, cô giảng bài về môi trường chân không.
Cô giáo: Thế, môi trường chân không là gì?
Tèo: Thưa cô, môi trường chân không là môi trường không có dép ạ!
Cô giáo: !!!
(Truyện cười học sinh)
*Chia sẻ câu chuyện với bạn, người thân.
*Trao đổi với bạn bè về chi tiết gây cười của truyện.
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ câu chuyện để tìm cốt truyện và tìm ra chi tiết gây cười trong truyện.
Lời giải chi tiết:
- Chia sẻ câu chuyện với bạn, người thân.
Cậu có biết môi trường chân không là như thế nào không? Mình mới đọc xong một câu chuyện cười, bạn Tèo có định nghĩa về môi trường chân không thú vị lắm, để mình kể lại cho bạn nghe nhé.
Trong giờ học, cô giáo phát hiện ra Tèo đang say sưa nói chuyện mà không tập trung vào giờ học. Cô bèn gọi:
- Tèo, em hãy cho cô biết cô đang giảng bài gì?
Tèo giật mình đứng dậy, ấp úng trả lời cô:
- Dạ, cô giảng bài về môi trường chân không ạ.
Cô giáo hỏi lại:
- Vậy theo em môi trường chân không là gì nào?
Tèo nhanh nhảu đáp lời:
- Thưa cô, môi trường chân không là môi trường không có dép ạ.
Cô giáo thật sự cũng muốn ngã ngửa trước câu trả lời của cậu học trò luôn.
Mỗi lần không chú ý trong giờ học, học sinh chúng mình đều đưa ra những câu trả lời ngây ngô như thế cậu nhỉ. Bọn mình nên cố gắng cùng nhau học tốt, tập trung trong giờ học không để các thầy cô phải buồn lòng vì bọn mình nhé!
- Trao đổi với bạn bè về chi tiết gây cười của truyện.
Chi tiết gây cười trong truyện xoay quanh khái niệm “môi trường chân không”. Theo khoa học định nghĩa: Môi trường chân không là môi trường không có không khí, không có sự sống và không có trọng lực,…Thế nhưng ở đây bạn Tèo vì không chú ý vào bài học nên đành trả lời câu hỏi của cô giáo rằng: Môi trường chân không là môi trường không có dép. Tiếng cười được đẩy lên cao trào đỉnh điểm ở câu trả lời của Tèo.
Unit 14. What happened in the story?
Unit 4. Did you go to the party?
Bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt - Tập 2
Tuần 16: Giải toán về tỉ số phần trăm
Bài tập cuối tuần 17