Câu 4
Gạch dưới câu văn là lời nói trực tiếp của nhân vật trong đoạn văn sau. Dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp đó.
Thuyền chúng tôi xuôi dòng về hướng Năm Căn. Đó là xứ tiền rừng bạc biển. Tôi đang đứng ở trong mui thuyền, bỗng nghe thấy tiếng ba gọi: Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân chim rồi.
(Đoàn giỏi)
Phương pháp giải:
Dấu ngoặc kép được dùng để:
- Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật
- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
Lời giải chi tiết:
Lời nói trực tiếp của nhân vật là: Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân chim rồi.
Thuyền chúng tôi xuôi dòng về hướng Năm Căn. Đó là xứ tiền rừng bạc biển. Tôi đang đứng ở trong mui thuyền, bỗng nghe thấy tiếng ba gọi: “Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân chim rồi.”
Câu 5
Gạch 1 gạch dưới câu là lời nói trực tiếp, gạch 2 gạch dưới từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt:
Cuộc họp đang đến hồi “gay cấn”. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu để đưa ra ý kiến của mình. Được mệnh danh là “Thỏ đế” nhưng hôm nay Thắng cũng nói năng ra trò. Cậu ta đứng dậy, mắt nhìn về phía lớp trưởng, dõng dạc nói: “Theo tôi, tình hình mất trật tự của lớp cần được khắc phục ngay”.
Phương pháp giải:
Con đọc thật kĩ đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
- Lời nói trực tiếp: “Theo tôi, tình hình mất trật tự của lớp cần được khắc phục ngay”.
- Từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt: “gay cấn”, “thỏ đế”
Câu 6
Viết đoạn văn (5-7 câu) tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em nhiều ấn tượng.
Phương pháp giải:
- Con lựa chọn đối tượng miêu tả
- Quan sát hoặc nhớ lại những đặc điểm về hình dáng, đặc điểm nghề nghiệp, hoạt động, tính cách của người đó.
- Viết lại thành đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Tuần vừa rồi tới bệnh viện huyện khám sức khoẻ em có gặp được một cô y tá rất đáng mến. Cô ước chừng gần ba mươi tuổi, dáng người gầy, dong dỏng cao. Mái tóc đen dài được cô búi lại ra phía sau rất gọn gàng ở phía sau. Cô sắp xếp chỗ ngồi cho bệnh nhân tới khám, gọi tên mọi người rõ ràng, mạch lạc. Lúc phụ giúp bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, cô rất nhẹ nhàng, dịu dàng và tỉ mỉ. Mỗi một bệnh nhân khám xong cô đều dặn dò họ một cách cẩn thận về bệnh tình của họ. Em ngước lên nhìn bảng tên của cô, muốn thầm ghi nhớ tên của cô y tá khiến em có thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Vui học
Ngốc như bò
Một anh ngốc ra chợ mua được một đàn bò sáu con, anh ta ngồi lên lưng con đầu đàn rồi dắt cả đàn về. Giữa đường, Ngốc nhìn lại đàn bò đằng sau, đếm: Một, hai, ba; Một, hai, ba, bốn…năm. Đếm đi đếm lại năm, bảy lượt, Ngốc ta vẫn thấy chỉ có năm con bò. Cuống lên Ngốc ta gãi đầu gãi tai, nhưng không biết làm thế nào cả.
Về đến nhà, thấy vợ đứng chờ ở cổng. Ngốc ta ngồi trên lưng bò mếu máo nói:
-Chết mất thôi! Tôi đánh mất một con bò rồi!
Vợ hỏi:
-Mua mấy con mà để mất một con?
Ngốc ta chỉ đàn bò năm con theo sau:
-Sáu con, bây giờ chỉ còn năm.
Chị vợ vừa cười, vừa nói:
-Thừa một con thì có!
(Sưu tầm)
*Câu chuyện trên có điều gì gây cười?
*Em chia sẻ với bạn để cùng hiểu vì sao người vợ lại nói thừa một con bò?
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ lại câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Câu chuyện trên gây cười ở chỗ anh chàng ngốc đi mua bò, lo bò mất nên cứ đếm đi đếm lại nhưng lại quên mất là phải đếm chính con bò mà mình đang cưỡi.
- Người vợ nói thừa một con bò là ý chỉ bò mua đã đủ 5 con, thêm một con bò nữa là anh chàng ngốc. Dân gian ta vốn có câu nói Ngốc như bò để chỉ những người đầu óc có chút ngốc nghếch và không được nhanh nhạy. Chuyện đếm bò của chàng ngốc khiến cho người vợ muốn đùa anh chàng một phen.
Unit 3: Where Did You Go On Holiday?
Đề thi học kì 1
Bài tập cuối tuần 33
Unit 1. What's your address?
Bài 6: Kính già, yêu trẻ