Câu 5
Thêm vào chỗ trống vế câu thích hợp để được câu ghép chỉ điều kiện (giả thiết) – kết quả:
a/ ……… thì em sẽ tham gia thi Hội khỏe Phù Đổng.
b/ Giá như mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường ………
c/ Nếu lớp em đạt danh hiệu thi đua xuất sắc ………
Phương pháp giải:
- Các cặp quan hệ từ điều kiện (giả thiết) – kết quả: Nếu – thì, hễ - thì, giá như – thì,…
- Đọc kĩ vế đã cho để điền một vế mới có nội dung khớp kèm theo cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả
Lời giải chi tiết:
a. Nếu như mẹ đồng ý thì em sẽ tham gia thi Hội khoẻ Phù Đổng.
b. Giá như mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường thì những chú cá đã không chết hàng loạt trên sông.
c. Nếu lớp em đạt danh hiệu thi đua xuất sắc thì cô giáo sẽ tổ chức một buổi dã ngoại cho cả lớp.
Câu 6
Thêm vế câu để hoàn chỉnh các câu ghép sau:
a/ Dù mưa có rơi thật nhiều thì ………
b/ Mặc dù mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt nhưng ………
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ câu để nắm được nội dung ý nghĩa trong câu
- Xác định quan hệ từ đã có trong câu
- Lựa chọn quan hệ từ còn lại sao cho phù hợp với ý nghĩa biểu thị trong câu.
- Hoàn thành nội dung câu.
Lời giải chi tiết:
a. Dù mưa có rơi thật nhiều nhưng Loan vẫn nhất quyết rời khỏi nhà.
b. Mặc dù mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt nhưng mặt sân vẫn còn ướt nhẹt.
Câu 7
Kể lại một câu chuyện em đã đọc cho bạn, người thân nghe.
Phương pháp giải:
Dàn bài tham khảo:
- Giới thiệu câu chuyện:
+ Nêu tên câu chuyện: Câu chuyện vể bát mì thịt bò
+ Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện: Hai cha con tới ăn thịt bò và vợ chồng chủ quán thịt bò
- Kể chuyện:
+ Mở đầu câu chuyện: Hai cha con tới ăn mì thịt bò nhưng chỉ gọi một bát mì thịt bò một bát mì rắc vào cọng hành
+ Diễn biến câu chuyện (Kể các sự việc theo đúng thứ tự)
Hai cha con nhường nhịn nhau chỗ thịt bò
Chủ quán cảm động tặng họ thêm một bát mì thịt bò nueax
Trước khi rời quán chàng trai để lại số tiền để trả bát mì thịt bò được tặng
+ Kết thúc câu chuyện: Một câu chuyện cảm động về tình cha con và lòng tự trọng
Lời giải chi tiết:
Đó là câu chuyện mình đã được đọc trên báo, cho tới bây giờ mình vẫn còn xúc động về tình cảm của hai cha con cũng như hành động thể hiện lòng tự trọng, coi trọng phẩm giá của anh con trai trong câu chuyện.
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán được ra là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt chủ quán, nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Chủ quán đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía ông ấy xua xua tay. Cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, chủ quán hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Chủ quán nhìn họ bằng vẻ mặt ái ngại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”.
Hành động của hai cha con đã khiến người chủ quán vô cùng cảm động. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một bát thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò.” Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.
Hai người ăn xong thì nhanh chóng rời khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát , chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một bát thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng.
Câu chuyện của hai cha con khiến mình vô cùng cảm động, không chỉ bởi tình phụ tử nghĩa nặng tình sâu mà còn bởi lòng tự trọng của hai cha con. Ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc vì luôn vững tin vào chính mình. Lòng tự trọng với ánh hào quang chói lọi của nó sẽ trở thành lương tri con người
Đố vui
Thân em thì nhỏ ti tí
Các bà, các chị, các dì đều thương.
Em đi, em lại bốn phương
Dọc ngang lắm lối, lách luồn nhiều nơi.
Tấm thân hiến trọn cho người
Sang hèn chẳng chê chuộng, giúp người chẳng quản công.
Là cái gì?
Cùng bạn giả câu đố trên.
Phương pháp giải:
Con chú ý các từ khoá sau: thân nhỏ tí ti; phụ nữ hay sử dụng (các bà, các chị,các dì đều thương), dọc ngang lắm lối, lách luồn nhiều nơi,…
Lời giải chi tiết:
Đáp án là cái kim.
Bài tập cuối tuần 27
Tuần 11: Trừ hai số thập phân. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
Tuần 10. Cộng hai số thập phân. Tổng nhiều số thập phân
CÙNG EM HỌC TIẾNG VIỆT 5 TẬP 1
Tuần 28: Luyện tập chung về: Thời gian, vận tốc, quãng đường, ôn tập về số tự nhiên, phân số