Câu 5
Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ: “chăm chỉ”?
a/ chú ý, tập trung, chăm làm.
b/ cần mẫn, chịu khó, cần cù.
c/ chăm ngoan, chằm chằm, chăm chút.
Phương pháp giải:
Chăm chỉ: cố gắng làm một việc gì đó để thu được kết quả tốt.
Lời giải chi tiết:
Dòng chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ “chăm chỉ” đó là:
b. cần mẫn, chịu khó, cần cù.
Câu 6
Đặt một câu ghép dùng quan hệ từ, một câu ghép dùng cặp từ hô ứng.
Phương pháp giải:
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,…
Một số cặp từ hô ứng thường dùng:
- vừa … đã; chưa ….đã….; mới….đã; vừa…vừa…; càng…càng…
- đâu….đấy; nào…ấy; sao…vậy; bao nhiêu….bấy nhiêu
Lời giải chi tiết:
- Câu ghép có sử dụng quan hệ từ:
Trời mưa rất lớn nhưng ban giám đốc vẫn quyết định không cho huỷ buổi họp.
- Câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng:
Tiếng chó sủa càng lớn Lan lại càng cảm thấy sợ hãi hơn.
Câu 7
Dựa vào những câu văn gợi ý sau, em hãy tả cảnh đẹp của làng quê vào ngày mùa.
- Con đường dẫn vào làng phơi đầy rơm rạ.
- Màu vàng óng, mùi thơm nồng ngai ngái của rơm lan tỏa trong không gian.
- Bầu trời trong xanh, nắng vàng như rót mật.
- Những cô bác nông dân mồ hôi nhễ nhại, miệng nở nụ cười tươi rói.
Phương pháp giải:
Con dựa vào các chi tiết đã được nêu ở đề bài để viết thành bài văn.
Lời giải chi tiết:
Làng quê em đang trong những ngày mùa. Khắp các ngả đường dẫn vào làng đều được trải đầy rơm rạ. Chúng em đi trên con đường ấy mà dường như còn nghe được cả âm thanh giòn tan của những sợi rơm đượm màu nắng. Màu vàng óng và mùi thơm nồng ngai ngái của rơm lan tỏa trong không gian. Trở thành sắc màu và mùi vị dẫu có đi đâu bao xa người ta cũng chẳng quên được nơi quê nhà thân thuộc. Trong những ngày hạ này, bầu trời trong xanh, nắng vàng như rót mật. Ngay cả đất trời như cũng đang reo mừng một vụ mùa bội thu. Những cô bác nông dân mồ hôi nhễ nhại, miệng nở nụ cười tươi rói. Vất vả là thế nhưng chẳng ai than mệt. Trong lao động, họ luôn tìm thấy được niềm vui cho chính mình. Quê em vào ngày mùa chính là như vậy đấy, vất vả và tất bật nhưng vẫn luôn rộn vang tiếng nói, tiếng cười.
Vui học
Khen khéo
Lan: Nè, ông thấy tôi mặc cái áo mới này như thế nào?
Tuấn: Ồ, tuyệt cú mèo!
Lan (hớn hở): Thật hả? Ông không nịnh tôi đó chứ?
Tuấn: Thật mà! Cái áo thì “tuyệt”, còn bà là “cú mèo” đó.
Lan: Trời!!!
(Sưu tầm)
*Kể câu chuyện trên cho bạn bè, người thân cùng nghe.
*Cùng bạn trao đổi về chi tiết gây cười trong chuyện.
Phương pháp giải:
* Con đọc lại câu chuyện để nắm được ý chính và kể lại.
* Con đọc lại câu chuyện và cho biết Lan hiểu lầm ý của Tuấn là do Tuấn đã dùng từ gì để khen bạn mình.
Lời giải chi tiết:
* Kể lại câu chuyện:
Nè cậu có biết như thế nào gọi là khen khéo không? Để mình kể lại cho cậu nghe câu chuyện này làm ví dụ nhé:
Lan mới mua được chiếc áo mới và cô bạn cảm thấy vô cùng ưng ý nên vội vàng khoe với Tuấn:
- Nè, ông thấy tôi mặc cái áo mới này như thế nào?
Tuấn ngắm một lượt rồi không chần chừ thốt lên:
- Ồ, tuyệt cú mèo!
Hai mắt Lan tròn xoe ngạc nhiên, hớn hở hỏi lại bạn mình:
- Thật hả? Ông không nịnh tôi đó chứ?
Lúc này Tuấn mới gãi đầu, cười tinh quái trả lời:
- Thật mà! Cái áo thì “tuyệt”, còn bà thì “cú mèo” đó.
Thật là cậu bạn tinh nghịch, Lan đến ngã ngửa người kêu trời vì câu trả lời của Tuấn.
Câu chuyện vui học đường vừa thấy được tuổi học trò “nhất quỷ nhì ma” của chúng mình, vừa thấy được sự thú vị trong việc sử dụng tiếng việt của chúng mình đúng không cậu.
* Chi tiết gây cười trong truyện:
“Tuyệt cú mèo” là từ được đã xuất hiện trong những trang văn của một tác giả trẻ, sau này nó được lưu hành rộng rãi trong giới trẻ có nghĩa là “trên cả tuyệt vời”.
Trong truyện này, Tuấn cũng dùng “tuyệt cú mèo” để nhận xét về chiếc áo của Lan, nhưng cậu bạn lại tách ra thành “tuyệt”(tuyệt vời) và “cú mèo” (chỉ những thứ không được đẹp)
Chi tiết gây cười trong truyện chính là ở câu nói “tuyệt cú mèo” khiến Lan hiểu Lầm, tiếng cười bật lên ở lời giải thích của Tuấn: “Cái áo thì “tuyệt”, còn bà thì “cú mèo” đó.”
Tuần 13: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
Unit 2: I Always Get Up Early. How About You?
Vật chất và năng lượng
Unit 20: Which One Is More Exciting, Life In The City Or Life In The Countryside?
VNEN Toán 5 - Tập 1