Câu 4
Thêm vế câu để tạo câu ghép, gạch dưới quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong câu.
a/ Cứ mỗi khi mùa xuân về, hoa ban lại nở trắng núi rừng Tây bắc và ………
b/ Nếu trời mưa bão thêm vài ngày thì ………
c/ Tuy đường vào buôn làng xa xôi nhưng ………
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ vế đã cho để điền vế còn lại có nội dung khớp với vế ban đầu.
Lời giải chi tiết:
a. Cứ mỗi khi xuân về, hoa ban lại nở trắng núi rừng Tây Bắc và tôi lại muốn tới ngắm loài hoa xinh đẹp này.
b. Nếu trời mưa bão thêm vài ngày thì rất nhiều hộ gia đình sẽ rơi vào cảnh không có gì để ăn.
c. Tuy đường vào buôn làng xa xôi nhưng các thầy cô giáo chưa bao giờ quản ngại vất vả.
Câu 5
Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau và nói rõ giá trị của cặp quan hệ từ đó.
- Vì ……… nên ………
- Mặc dù ……… nhưng ………
- Không những ……… mà còn ………
- Nếu ……… thì ………
Phương pháp giải:
- Con xác định cặp quan hệ từ đã cho biểu thị quan hệ gì?
- Lựa chọn một câu có nội dung phù hợp với cặp quan hệ từ đó.
Lời giải chi tiết:
- Vì mẹ ốm nên Lan quyết định không đi chơi với các bạn nữa.
-> Vì – nên: Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- Mặc dù anh Long nóng tính nhưng anh ấy rất tốt bụng.
-> Mặc dù – nhưng: Quan hệ tương phản.
- Không những Loan xinh xắn mà cô ấy còn học rất giỏi.
-> Không những – mà: Quan hệ tăng tiến.
- Nếu em được học sinh giỏi thì bố sẽ đưa em đi Đà Lạt chơi.
-> Nếu – thì: Quan hệ giả thiết (điều kiện) – kết quả.
Câu 6
Em và các bạn đến thăm cô giáo khi cô bị ốm. Cô rất vui và ân cần dặn dò từng bạn. Em hãy ghi lại cuộc đối thoại giữa các em và cô giáo.
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ những câu chuyện sẽ nói rồi chuyển thành hội thoại.
Lời giải chi tiết:
- Học sinh: Chúng em chào cô ạ!
- Cô giáo: Ôi! Chào các em, các em nhanh vào đây ngồi cho mát!
- Lớp trưởng: Cô ơi, biết tin cô ốm nên chúng em rủ nhau tới đây thăm cô ạ! Cô thấy trong người thế nào ạ!
- Cô giáo: Cô đỡ hơn nhiều rồi, mấy hôm nữa là cô sẽ đi dạy được. Mấy hôm nay cô không đến lớp được, tình hình lớp mình thế nào rồi?
- Long (nhanh nhảu): Lớp mình tuần này thi đua được xếp thứ nhất đấy cô ạ, dù không có cô nhưng các bạn vẫn duy trì nề nếp và cố gắng học tập tốt ạ.
- Loan: Các bạn đều bảo nhau phải ngoan để cô vui lòng, cô chóng khỏi bệnh sẽ lại tới lớp với chúng em ạ.
- Thắng: Cô ơi, cô nhanh khoẻ nhé, chúng em ai ai cũng nhớ cô, lớp học không có cô chúng em lúc nào cũng cảm thấy trống vắng ạ.
- Lớp trưởng: Cô ơi, cô cứ yên tâm nghỉ ngơi mấy hôm ạ, lớp đã có ban cán sự điều hành, chúng em sẽ thay cô quản lí lớp, đôn đốc các bạn học tập và thực hiện tốt nội quy. Lớp sẽ ngoan đợi cô quay lại ạ.
- Cô giáo (xúc động): Lớp mình ngoan lắm, cô sẽ chóng khoẻ để quay về lớp lớp. Tuần sau bắt đầu ôn tập giữa kì rồi, các em cố gắng ôn tập thật tốt nhé, giờ sinh hoạt thứ 6 này, lớp trưởng phân công lịch trực nhật cho các bạn giúp cô nhé.
- Học sinh: Chúng em nhớ rồi cô ạ!
- Cô giáo: Chúc các em ôn tập thật tốt nhé!
- Học sinh: Vâng ạ, chúng em cảm ơn cô ạ!
Vui học
Phải làm gì?
Trong giờ Khoa học, cô giáo hỏi Tí:
- Tí, em hãy cho cô biết mùa lạnh ta phải làm gì?
- Tí đang ngủ, giật mình đứng dậy: Thưa cô, mùa lạnh ta phải nổi da gà ạ!
- Cô giáo: ???
(Sưu tầm)
*Kể câu chuyện trên cho bạn bè, người thân cùng nghe.
*Cùng bạn trao đổi về chi tiết gây cười trong câu chuyện.
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ lại câu chuyện
Lời giải chi tiết:
* Kể lại câu chuyện:
Cậu có biết mùa lạnh thì chúng ta phải làm gì không? Mình mới đọc được câu chuyện này hay lắm! Có tên là “Phải làm gì?” để mình kể cho cậu nghe nhé!
Trong giờ khoa học, vì phát hiện ra Tí đang ngủ gật nên cô giáo mới hỏi Tí rằng:
- Tí, em hãy cho cô biết mùa lạnh ta phải làm gì?
Tí đang ngủ, nghe cô nhắc đến mình mới giật mình đứng dậy vội vàng trả lời:
- Thưa cô, mùa lạnh ta phải nổi da gà ạ
Cô giáo cũng thật là muốn nổi da gà vì câu trả lời của cậu học sinh.
Cậu thấy không vì không tập trung trong giờ học mà bạn Tí trả lời cô bằng một câu hỏi thật ngốc nghếch. Bọn mình cùng rút kinh nghiệm từ bạn ấy, sau này không để tình trạng mất tập trung trong giờ học xảy ra nữa nhé!
* Về chi tiết gây cười:
Chi tiết gây cười trong câu chuyện chính là ở câu trả lời của Tí. Cậu học sinh vì không tập trung trong giờ học nên chỉ có thể trả lời câu hỏi của cô giáo theo những gì mình cảm nhận được về mùa đông đó là lạnh quá thì sẽ nổi da gà lên thôi.
Bài 5: Tình bạn
Tuần 25: Bảng đơn vị đo thời gian. Cộng, trừ số đo thời gian
TẢ CẢNH
Bài tập cuối tuần 34
Review 3